Ngành Quan hệ công chúng: Ngành học “hot” Học gì? Làm gì tại Việt Nam?

0
1299

Nhận thấy tiềm năng phát triển của các ngành thuộc khối Truyền thông trong tương lai, ngoài marketing, rất nhiều trường đại học trên khắp cả nước còn mở thêm một số khoa đào tạo chuyên ngành quan hệ công chúng. Vậy quan hệ công chúng là làm gì? Nên theo học ngành quan hệ công chúng ở trường nào? Những ai nên theo học ngành này?

Đó mới chỉ là một số câu hỏi điển hình mà chúng tôi nhận được từ nhiều bạn học sinh khối lớp 12, vẫn còn rất nhiều câu hỏi khác nữa xoay quanh ngành Quan hệ công chúng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận được câu trả lời nhé.

Bạn có thể quan tâm:

Ngành quan hệ công chúng

1. Ngành quan hệ công chúng là gì? – Ngành học hot thu nhập cao

Quan hệ công chúng, còn thường được gọi là PR, là hoạt động tận dụng các kênh truyền thông để nâng cao nhận thức về thương hiệu và quảng bá hình ảnh tích cực trước công chúng. PR cũng là quá trình bảo vệ thương hiệu và danh tiếng của tổ chức, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng.

Các chuyên gia ngành quan hệ công chúng là người tạo ra những tin tức và câu chuyện tích cực nhằm mục đích tìm kiếm cơ hội để tổ chức, doanh nghiệp được xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí và các ấn phẩm truyền thông quảng cáo khác.

Có 7 loại PR khác nhau, đó là:

  • Truyền thông chiến lược (Strategic communications): Điều này về cơ bản có nghĩa là tất cả các nỗ lực PR được phối hợp để giúp một công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình;
  • Quan hệ truyền thông (Media relations): Các chuyên gia PR thiết lập mối quan hệ tốt với giới báo chí để truyền tải thông điệp tới khách hàng thông qua các thông cáo báo chí và các cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông;
  • Quan hệ cộng đồng (Community relations);
  • Truyền thông nội bộ;
  • Truyền thông chống khủng hoảng (Crisis communications);
  • Công vụ: Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa một tổ chức với các chính trị gia, chính phủ và những người có thẩm quyền khác;
  • Truyền thông xã hội.

Quan hệ công chúng

Ngành PR đã phát triển từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên khi về Việt Nam thì ngành này vẫn còn khá mới mẻ. Cũng chính vì thế mà nó luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh trước ngưỡng cửa thi THPTQG.

Quan hệ công chúng ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam thì PR mới chỉ phát triển chủ yếu dưới hình thức “thuê ngoài”.

Tuy nhiên chúng tôi cũng đang dần nhận thấy trong hệ thống phòng/ban của một vài doanh nghiệp lớn đã xuất hiện riêng phòng quan hệ công chúng, hoạt động tương đương với các phòng/ban cốt lõi như phòng hành chính nhân sự, phòng marketing,…. Như vậy chúng ta có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp trong ngành ngày là rất lớn.

2. Công việc của một người làm Quan hệ công chúng

Không chỉ dừng lại ở các Agency và doanh nghiệp, người làm trong ngành Quan hệ công chứng còn có cơ hội làm việc ở các tổ chức chính phủ và thậm chí là quản lý hình ảnh thương hiệu cho các cá nhân.

2.1. Quan hệ công chúng trong Agency

Agency là nơi quy tụ và sản sinh ra nhiều chuyên gia Quan hệ công chúng nhất. Khách hàng của agency bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu quảng bá hình ảnh tới công chúng. Một agency sẽ cung cấp các dịch vụ quan hệ công chúng khác nhau cho khách hàng như:

  • Nghiên cứu thị trường mục tiêu: Chuyên gia PR trong agency sẽ phác thảo một vài thông tin liên quan đến người tiêu dùng như tuổi tác, giới tính, thu nhập, sở thích, mục tiêu,… Bằng cách thu hẹp thị trường, họ sẽ mang đến những ấn phẩm PR phù hợp với từng nhóm đối tượng này thông qua các phương tiện truyền thông;
  • Tìm kiếm những biên tập viên và nhà báo có chuyên môn trong lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động;
  • Xây dựng câu chuyện về doanh nghiệp và thuyết phục các nhà báo đưa tin về câu chuyện này;
  •  Điều phối các cuộc phỏng vấn và trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà giới truyền thông có thể đặt ra;
  • Sắp xếp các cuộc phỏng vấn tại các gian hàng triển lãm thương mại, soạn thảo thông cáo báo chí về triển lãm thương mại, hoặc chỉ đơn giản là giới thiệu về công ty với giới truyền thông để được họ đưa tin nhiều hơn.

Pr trong agency

2.2. Quan hệ công chúng trong doanh nghiệp

Chức năng của phòng Quan hệ công chúng có liên quan đến việc điều phối một loạt các nhiệm vụ, từ các mối quan hệ truyền thông đến các mối quan hệ nội bộ, trong khi đó vẫn phải đảm bảo duy trì tiếng nói thương hiệu hoặc hình ảnh thương hiệu nhất quán trên tất cả phương tiện.

Công việc của nhân viên ngành quan hệ công chúng trong doanh nghiệp có thể bao gồm:

  • Sáng tạo nội dung trên website chính thức và fanpage của công ty;
  • Truyền thông nội bộ: Thông tin liên lạc nội bộ của doanh nghiệp bạn bao gồm toàn bộ luồng thông tin đến và đi từ các cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp.
  • Tài trợ hoặc tổ chức một sự kiện địa phương để thiết lập hình ảnh tốt đẹp của công ty trong mắt công chúng;
  • Tổ chức các cuộc họp báo để trấn an dư luận khi công ty phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hoặc để thông báo một tin tức quan trọng.

Quan hệ công chúng doanh nghiệp

2.3. Quan hệ công chúng trong các tổ chức xã hội khác

Các cơ quan của chính phủ hay các tổ chức xã hội như trường học, bệnh viện,…cũng cần sử dụng công cụ PR để truyền bá các thông tin quan trọng tới rộng rãi người dân.

Nhiệm vụ của nhân viên quan hệ công chúng là cập nhật thông tin này trên mạng xã hội và các phương tiện đại chúng (TV, báo, đài), đồng thời tổ chức họp báo để đưa ra những phát ngôn chính xác nhất.

Bạn có thể thấy trong thời kỳ chống chọi với dịch COVID-19 vừa qua, từ các thôn làng đến xã/phường/thị trấn đều có loa thông báo thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K của Chính phủ.

Chưa hết, Bộ Y tế còn phổ biến quy tắc này trên khắp các kênh truyền hình, nhất là VTV để đảm bảo 100% người dân biết tới và áp dụng đầy đủ. Đó chính là một hình thức quan hệ công chúng trong tổ chức xã hội.

2.4. Quan hệ công chúng với cá nhân

Đứng sau người nổi tiếng (MC, diễn viên, ca sĩ,…), chính trị gia và các nhân vật tầm cỡ trong xã hội thường là một đội ngũ PR chuyên nghiệp.

Mỗi hành động, lời nói của những người này có sức ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều người nên sự xuất hiện của họ thu hút sự quan tâm của dư luận và giới truyền thông.

Bởi vậy họ cần đội ngũ quan hệ công chúng để thay mình giữ gìn hình ảnh chỉn chu, tích cực trong mắt công chúng. Bất cứ bài đăng nào họ đăng trên mạng xã hội hay cách trả lời phỏng vấn ra sao đều sẽ được nhân viên PR lên kịch bản trước.

3. Có nên học ngành Quan hệ công chúng không?

Câu trả lời là “Có”, quan hệ công chúng là một chuyên ngành tốt cho nhiều sinh viên đại học. Khi theo học ngành quan hệ công chúng, các bạn trẻ sẽ có cơ hội trau dồi và rèn luyện một số kỹ năng mềm như:

  • Nghiên cứu và tổng hợp thông tin;
  • Tự tin thuyết trình và nói chuyện trước đám đông;
  • Phản ứng nhanh nhạy trước các sự cố truyền thông;
  • Nắm bắt và am hiểu tâm lý con người.

Tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ công chúng với bộ kỹ năng này không chỉ giúp cho bạn gặt hái nhiều thành công trong ngành mà còn có thể lấn sân sang nhiều công việc khác. Chẳng hạn, bạn có thể trở thành MC hoặc diễn giả nhờ khả năng nói chuyện lưu loát trước đám đông.

Kể cả sau này bạn dừng hoạt động trong ngành này và tách ra kinh doanh riêng thì các mối quan hệ với giới truyền thông mà bạn có sẽ mang lại cho bạn cơ hội quảng bá tuyệt vời.

Mặc dù hiện tại chúng tôi chưa nhận được con số cụ thể nhưng cách đây 10 năm, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho biết nước ta có khoảng 7.000 công ty quảng cáo và nhu cầu nhân lực cho ngành này là 70.000 người.

Tính sơ sơ đến thời điểm hiện tại có lẽ những con số này sẽ phải tăng lên đáng kể. Đó mới chỉ là số lượng agency mà thôi, chưa kể đến nhu cầu nhân lực để phục vụ PR cho các cá nhân và trong nội bộ doanh nghiệp.

Như vậy, chỉ cần bạn trau dồi kiến thức và kỹ năng ngay từ khi còn là sinh viên thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thăng tiến rộng mở trong ngành này.Có nên học pr không

4. Mức lương ngành Quan hệ công chúng sau khi ra trường

Dưới đây là danh sách các công việc liên quan hiện có trong lĩnh vực quan hệ công chúng:

  • Chuyên viên tổ chức sự kiện;
  • Điều phối viên sự kiện;
  • Biên tập viên;
  • Copywriter;
  • Truyền thông nội bộ;
  • Chuyên viên tư vấn quan hệ công chúng;
  • Phát ngôn viên;
  • Giảng viên ngành Quan hệ công chúng;
  • Chuyên viên PR báo chí,…

Cùng là một công việc nhưng làm việc ở mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có một mức lương khác nhau. Các lĩnh vực liên quan đến PR gồm có kinh doanh, giáo dục và tổ chức công quyền. Tuy nhiên mức lương chung sẽ được tính dựa trên số năm kinh nghiệm, cụ thể:

  • Nhân viên 0-3 năm kinh nghiệm: 7-12 triệu đồng/tháng;
  • Nhân viên >3 năm kinh nghiệm: 12-20 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, nếu bạn trở thành chức quản lý cấp cao thì mức lương có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/tháng.

Mức lương ngành pr

5. Những ai nên theo học ngành Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là một trong những ngành học năng động nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy ngành Quan hệ công chúng phù hợp với bạn:

Bạn thích phát triển các mối quan hệ 

Các chuyên gia PR là những người biết cách xây dựng mối quan hệ một cách nhanh chóng thông qua giao tiếp. Họ rất thành thạo trong việc kết nối và duy trì mối quan hệ với khách hàng, giới truyền thông và cả những đối tác quan trọng khác.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mất tự nhiên khi nghĩ đến việc chủ động bắt chuyện với người khác thì đây có thể không phải là ngành phù hợp với bạn.

Bạn yêu thích viết lách

Là một chuyên gia PR, bạn sẽ dành phần lớn thời gian để soạn thảo thông cáo báo chí, sáng tác bài đăng trên mạng xã hội hoặc phản hồi thắc mắc của các giới truyền thông. Để đạt được hiệu quả trong vai trò này, bạn sẽ cần có kỹ năng viết xuất sắc.

Bạn có thói quen sắp xếp công việc

Khối lượng công việc thường ngày mà các chuyên gia PR phải làm là rất nhiều. Tùy thuộc vào cơ quan hoặc công ty mà bạn làm việc, mỗi ngày bạn phải sắp xếp công việc của ba hoặc bốn đầu việc khác nhau. Bởi vậy nếu bạn có thói quen làm việc tùy hứng thì quan hệ công chúng không phù hợp với bạn.

Học pr

Bạn chịu được áp lực cao

Mỗi ngày bạn phải tiếp xúc với hàng chục kiểu người: từ những phóng viên đến khách hàng, từ đồng nghiệp đến cấp trên, lúc đó có thể bạn sẽ phải đối mặt với một số lời phản hồi gay gắt và những lời lẽ phiến diện hướng vào bạn mặc dù bạn không có lỗi.

Nếu bạn không chịu được những căng thẳng như vậy thì tốt nhất là bạn nên tìm kiếm một công việc ít áp lực hơn. 

Đó là chưa kể trường hợp công ty xảy ra khủng hoảng, cho dù bạn đang đi nghỉ dưỡng thì cũng phải tạm dừng để giải quyết cấp tốc.

Đội ngũ PR sẽ phải đối mặt với hàng loạt các cuộc gọi từ khách hàng, nhà đầu tư và giới truyền thông. Bạn có thể sẽ phải làm việc ngoài giờ với cường độ cao cho đến khi tìm ra được phương án cơ bản đã kiểm soát được tình hình.

Bạn thích nghi nhanh chóng với cái mới

Khi quan điểm của giới truyền thông và công chúng thay đổi, các chiến lược PR cũng thay đổi theo.

Một kế hoạch PR đã hoạt động cách đây sáu tháng có thể không phù hợp ở thời điểm, hiện tại nữa, đặc biệt là trong thời đại của truyền thông xã hội và digital marketing.

Một người làm PR giỏi luôn thích ứng và tiếp cận các đối tượng khác nhau bằng cách khám phá những cái mới.

Học pr ở đâu

6. Ngành Quan hệ công chúng học trường nào tốt?

Để tiện trả lời cho câu hỏi “Quan hệ công chúng học ở đâu tốt nhất” và “Ngành quan hệ công chúng thi khối nào”, chúng tôi đã sắp xếp danh sách các trường đào tạo ngành quan hệ công chúng theo mức độ đào tạo giảm dần từ trên xuống dưới, mời các bạn tham khảo:

Khu vực miền Bắc

  • Học viện báo chí tuyên truyền: tổ hợp môn D01, D72, D78, R24, R25, R26;
  • Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội: tổ hợp môn C00, D78, D01, D04, D06, D83;
  • Đại học Kinh tế quốc dân: tổ hợp môn A01, D01, C04, C03;
  • Đại học Đại Nam: tổ hợp môn D01, C00, D15, C19 và xét học bạ tốt nghiệp;
  • Đại học Hòa Bình: tổ hợp môn D01, C00, D15, D78 và xét học bạ tốt nghiệp;
  • Đại học Đại Nam: tổ hợp môn D01, C00, D15, C19;
  • Đại học Nguyễn Trãi;
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Khu vực miền Trung

Hiện tại khu vực miền Trung mới chỉ có duy nhất trường Đại học Yersin Đà Lạt có ngành Quản trị công chúng. 

Khu vực miền Nam

  • Đại học dân lập Văn Lang: tổ hợp môn A00, A01, D01, C00;
  • Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM: tổ hợp môn A00, A01, D01, C00;
  • Đại học Công Nghệ TPHCM: tổ hợp môn A00, A01, D01, C00;
  • Đại Học Văn Hiến: tổ hợp môn D01, C00, D14, D15;
  • Đại Học Hoa Sen: tổ hợp môn A00, A01, D01, D09, D03;
  • Đại Học Nguyễn Tất Thành: tổ hợp môn A00, D01, C00, D14;
  • Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng: tổ hợp môn A00, A01, D01, C00;
  • Đại học Nam Cần Thơ;
  • Đại Học Nguyễn Tất Thành: xét học bạ;
  • Đại học Công nghệ Miền Đông: xét học bạ.

Mặc dù còn khá lạ lẫm tại Việt Nam nhưng tiềm năng phát triển của ngành Quan hệ công chúng trong tương lai là vô cùng rộng mở. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể đưa ra định hướng lựa chọn ngành nghề thật chính xác.

Chúc các em được theo học chuyên ngành này tại trường Đại học mà các em yêu thích. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm thông tin và tuyển dụng và hướng nghiệp nhé.

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here