5 cách đơn giản giúp phát triển năng lực lãnh đạo

0
931

Xem thêm:

 

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba không phải là việc dễ dàng. Những người có chuyên môn cao chưa hẳn là nhà lãnh đạo tốt vì để đánh giá năng lực lãnh đạo của một người cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không những yêu cầu về các kỹ năng cần thiết mà còn là kiến thức, kinh nghiệm làm việc để khuyến khích, đánh giá và điều hành một tập thể.

Trên thực tế, khi kỹ năng quản lý của các chủ doanh nghiệp được nâng lên một tầm cao mới sẽ đem lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như biết cách giữ chân nhân tài, thúc đẩy lợi nhuận công ty và hỗ trợ giảm stress. Do đó, muốn trở thành một người quản lý giỏi, các doanh chủ cần biết tự nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của mình bằng nhiều cách khác nhau.

Để rút ngắn thời gian thời gian tìm kiếm, Jobtest sẽ giúp các bạn “giải mã” qua 5 cách dưới đây :

 

1. Tăng khả năng kết nối trong tập thể

Theo thống kê nhiều doanh nghiệp, tổ chức khác nhau cho thấy, có hơn 70% nhân viên, người lao động bị tách rời hoặc chủ động tách khỏi nhóm. Vì thế, đây là vấn đề to lớn đối với hầu hết các nhà lãnh đạo trong việc khuyến khích và động viên tinh thần nhân viên cố gắng hoàn thành công việc cùng với kết quả trên mức mong đợi. Nhưng thực chất cho thấy, các nhà lãnh đạo rất khó có thể gắn kết mọi người lại với nhau trong khi chính bản thân họ còn chưa tìm ra con đường thiết lập mối quan hệ với tập thể.

Người ta thường nói rằng những đặc tính lan truyền thực chất bắt nguồn từ sự tương tác kết nối. Một khi bạn cho nhân viên của mình thấy được rằng sự quan tâm của bạn đến họ thì chính điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất làm việc của mọi người, mọi nhóm. Như vậy, đồng nghĩa với việc nhóm nào càng đoàn kết hợp tác cùng nhau, hiệu suất công việc càng cao hơn.

nang luc lanh dao

 

2. Giữ thái độ tử tế với nhân viên

Trong cuộc sống, một khi bạn đối xử tốt với bất kỳ ai thì chắc chắn bạn đã tự thưởng cho mình “điểm cộng”. Mặc dù sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc nhận hồi âm từ người đó nhưng việc trở nên lịch thiệp sẽ tốt hơn rất nhiều so với khi bạn có thái độ thô lỗ, cộc cằn và trong công việc cũng vậy. Một khi bạn giữ được thái độ đúng mực với nhân viên của mình, ắt hẳn họ sẽ luôn ấn tượng với cách bạn đối xử với họ. Điều đó tạo nên động lực làm việc to lớn cho mỗi cá nhân trong tổ chức, họ khó có thể nản lòng và hoàn thành tốt mọi việc.

 

3. Loại bỏ sự vô tâm

Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách quan tâm đến nhân viên của mình. Đó là một trong những thách thức lớn trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp với cương vị là một người lãnh đạo một tập thể. Nó sẽ trở thành một thông điệp với chủ đề “biết ơn và tôn trọng nhân viên” khi bạn thể hiện sự quan tâm đến tới tất cả nhân viên của mình. Nhưng hiện nay, đa số các nhà lãnh đạo đang thờ ơ, thậm chí có thái độ khinh thường với chính nhân viên của họ. Điều này thực chất chỉ làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên xấu đi và cần phê phán loại bỏ. Như thế, với cương vị là một nhà quản trị, bất kì câu hỏi nào của bạn dù có liên quan đến cá nhân hay công việc hay không thì chúng cũng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Điều bạn cần làm bây giờ là hãy biến cấp dưới của mình không những trở thành cánh tay đắc lực của mình mà họ còn là nguồn tài nguyên nhân lực phong phú của công ty.

Jobtest sẽ chia sẻ cho bạn một vài câu hỏi để “bỏ túi” đánh tan danh hiệu “vô tâm” đó nhé: “Dạo này thế nào rồi….?” hay “Các bạn có ý kiến nào nữa không….?” Việc cuối cùng bạn làm là lắng nghe câu trả lời từ họ. Sẽ rất thú vị đấy.

 

nang luc lanh dao

 

4. Sẵn lòng nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm về mình

Người lãnh đạo thành công phải sẵn sàng nhận trách nhiệm về sai lầm và thiếu sót của cấp dưới. Nếu chúng ta đùn đẩy trách nhiệm này cho người khác, chúng ta không thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt được cấp dưới tôn trọng. Nếu mắc lỗi, hãy thẳng thắn thừa nhận và xin lỗi nếu cần thiết, đồng thời tiếp tục bước về phía trước. Sự thừa nhận những sai lầm và lắng nghe phê bình cho thấy sự khiêm tốn và phục thiện. Nhân viên của bạn sẽ đánh giá cao điều đó. Nó nói lên bạn có trách nhiệm với những sai lầm của mình và ngầm cho nhân viên của mình thấy bạn đang khuyến khích họ can đảm thành thật, nhận sai để sửa lỗi.

 

5. Phải là chính mình

Hẳn đã có lúc bạn cảm thấy khó chịu khi bắt gặp sếp đang “đóng kịch” hay bắt chước theo phong cách lãnh đạo của một ai đó. Lý do họ làm như thế là để xây dựng hình ảnh bản thân, gây ấn tượng với các nhân viên dưới quyền nhưng lại không biết rằng điều này chẳng hề tạo ra giá trị cho họ. Đúng vậy, nhân viên sẽ chẳng bao giờ mong muốn đi theo một nhà lãnh đạo e ngại dấn thân, thiếu sự chính trực và không là chính mình với những giá trị riêng.

Một nhà lãnh đạo biết quan tâm chắc chắn sẽ làm nên sự khác biệt trong phong cách điều hành của mình, ở một góc độ nào đó họ còn nhận được kết quả “khi thương trái ấu cũng tròn” từ các thành viên trong tổ chức. Và nghệ thuật để không đánh mất “chính mình” của nhà lãnh đạo là phải biết hướng sự quan tâm vào đúng người, đúng việc, đúng lúc để không “sập” vào cái bẫy thông tin do chính mình tạo ra.

Muốn trở thành một ông chủ lớn cỡ Bill Gates, Steve Jobs hay người đẹp Google, lời khuyên của Jobtest là cần bỏ thời gian hàng ngày để rèn luyện, nâng cao năng lực ấy hàng ngày.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here