Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn chi tiết 2021

0
1897

Để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của một sản phẩm, chiến dịch hay vấn đề nào trong lĩnh vực marketing hoặc kinh doanh, người ta thường sử dụng mô hình SWOT. Vậy phân tích SWOT là gì? Đánh giá SWOT có thực sự cần thiết không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn “tất tần tật” kiến thức về mô hình SWOT và cách phân tích SWOT hiệu quả.

1/ SWOT là gì?

Mô hình SWOT là gì? – SWOT là từ viết tắt của 4 cụm từ trong tiếng Anh, tương ứng với 4 thành tố. Bao gồm:

  • Strengths: Điểm mạnh
  • Weaknesses: Điểm yếu
  • Opportunities: Cơ hội
  • Threats: Thách thức

Mô hình ma trận SWOT được tạo thành từ 4 thành tố trên và được sử dụng rất phổ biến trong phân tích doanh nghiệp, giúp tổ chức nhìn thấy vấn đề, từ đó tìm ra hướng đi phù hợp, hình thành cơ sở phát triển vững mạnh.

SWOT là gì?

2/ Phân tích SWOT là gì?

Từ 4 thành tố cơ bản trong mô hình ma trận SWOT, người làm chiến lược có thể dễ dàng phân tích từng yếu tố của vấn đề, chiến lược hay sản phẩm.

Về điểm mạnh: Bạn sẽ phân tích xem doanh nghiệp, dự án hoặc sản phẩm bạn đang là có ưu điểm, thế mạnh nào so với đối thủ cạnh tranh.

Phân tích SWOT là gì?
Tại sao nên sử dụng mô hình SWOT?

Về điểm yếu: Ngược lại với điểm mạnh, bạn sẽ thẳng thắn nhìn nhận sự thật và tìm ra xem công ty của bạn đang tồn tại hạn chế, điểm yếu nào so với đối thủ.

Về cơ hội: Đó chính là nhân tố môi trường mà doanh nghiệp bạn có thể khai thác để giành lợi thế.

Về thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án của bạn. Đây cũng có thể là rủi ro trong dự án mà bạn cần nhìn nhận để có phương pháp dự phòng, giải quyết phù hợp.

3/ SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Phân tích SWOT (hay mô hình ma trận SWOT) là kỹ thuật chiến lược quan trọng được sử dụng để giúp cá nhân hoặc tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức so với đối thủ và thị trường góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng chiến lược, plan cho dự án. Doanh nghiệp có thể dùng mô hình ma trận SWOT xác định mục tiêu và những yếu tố chủ quan, khách quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó.

Việc xác định và đánh giá đúng vấn đề từ mô hình SWOT cực kì quan trọng. Điều này sẽ quyết định bước tiếp theo bạn và doanh nghiệp cần làm để đạt được mục tiêu là gì. Người lãnh đạo thường dựa vào sơ đồ SWOT để đánh giá mức độ khả thi của kế hoạch. Sau khi nhìn nhận được vấn đề, bạn và tổ chức cần thay đổi mục tiêu và xây dựng lại quá trình đánh giá ma trận SWOT.

SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

Một số trường hợp thường sử dụng mô hình phân tích SWOT có thể kể đến:

  • Lập chiến lược, kế hoạch
  • Brainstorm tìm kiếm ý tưởng
  • Xây dựng và phát triển thế mạnh
  • Xác định và loại bỏ điểm yếu
  • Giải quyết các vấn đề nội bộ như nhân sự, nguồn lực tài chính…

Mô hình SWOT được sử dụng phổ biến và đa dạng trong các trường hợp khác nhau và nó luôn luôn mang lại hiệu quả nhất định. Bất cứ trường hợp nào dù là cho cá nhân hay tổ chức thì bạn vẫn có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá đúng đắn vấn đề thực tế. 

4/ Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT

4.1 Strength – Thế mạnh

Strengths trong SWOT được xem là lợi thế vượt trội mà doanh nghiệp, tổ chức đang có được. Nó không chỉ là điểm ưu thế so với đối thủ, nó còn là điểm khác biệt của bạn trên thị trường. Yếu tố quyết định việc doanh nghiệp, sản phẩm, dự án của bạn có thể phát triển và vươn tầm hơn nữa.

Strength - Thế mạnh
Strengths giúp bạn thấu hiểu mình là ai? Mình giỏi nhất cái gì?

Điểm mạnh không hẳn là tài chính, là thương hiệu. Điểm của doanh nghiệp bạn có thể là đội ngũ nhân viên hùng hậu, hãy suy nghĩ về điểm mạnh một cách tích cực, bạn sẽ thấy rằng bạn không hề thua kém đối thủ, bạn khác biệt và có cơ sở để tin tưởng vào điều đó. Chẳng hạn như hiện doanh nghiệp bạn đang thiếu tiềm lực về tài chính nhưng ngược lại sở hữu đội ngũ nhân sự có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và nhiệt nhiệt huyết. Đó chính là điểm mạnh mà doanh nghiệp bạn đang nắm giữ.

Sau khi đã phân tích được điểm mạnh, bạ hoàn toàn có đủ sức cạnh tranh, cơ hội tạo nên điều khác biệt so với đối thủ trên thị trường. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách nhìn nhận, đánh giá toàn diện thế mạnh của doanh nghiệp mình.

Để tìm ra điểm mạnh, người ta thường tìm kiếm ở những khía cạnh sau:

  • Nguồn lực đang sở hữu: vật chất và con người
  • Nguồn lực không đo đếm được: chuyên môn, kinh nghiệm
  • Nguồn lực tài chính
  • Chiến lược marketing
  • Kỹ thuật bán hàng 
  • Hệ sinh thái công ty xây dựng
  • Thị phần trên thị trường
  • Quy trình sản xuất, chứng chỉ sáng chế
  • Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp
  • Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Điều cần lưu ý khi đánh giá điểm mạnh là bạn nên đánh giá một cách khách quan, không nên quá tự tin và đắc ý. Hãy luôn tỏ ra chừng mực và chuyên nghiệp khi so sánh đặc trưng của doanh nghiệp với đối thủ. 

4.2 Weakness – Điểm yếu

Weaknesses – điểm yếu bao gồm những nhược điểm hay hạn chế mà doanh nghiệp chưa thực hiện tốt, có thể xem như “gót chân Asin”. Bạn cũng có thể nhìn nhận điểm yếu của doanh nghiệp thông qua các vấn đề tương tự như trên: về con người, tài chính, nguồn lực, tài nguyên vật chất…. Không tốt ở mảng nào thì đó chính là điểm yếu kém cần khắc phục.

Weakness – Điểm yếu
Thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để kịp thời cải thiện.

Điểm yếu có thể là những việc bạn/doanh nghiệp làm tệ nhất hoặc những vấn đề bạn/doanh nghiệp đang né tránh. Bạn cũng có thể tìm ra điểm yếu bằng cách:

  • Lắng nghe nhận xét đánh giá của những người xung quanh, của nhân viên với doanh nghiệp của bạn
  • Đánh giá nhận xét của đối tác về những khía cạnh hay chuyên môn doanh nghiệp bạn chưa làm tốt
  • Những việc đối thủ làm tốt hơn doanh nghiệp bạn
  • Những nguồn lực bị giới hạn so với đối thủ
  • Những điểm yếu cần cải thiện trong nội bộ
  • Những điểm yếu cần cải thiện của đội ngũ
  • Những điều khoản hợp đồng mua bán chưa rõ ràng
  • Phúc lợi, văn hóa công ty chưa đáp ứng nhu cầu nhân viên

Bạn cũng có thể tự đặt ra một số câu hỏi để tìm ra điểm yếu của mình:

  • Khách hàng đang không hài lòng về sản phẩm dịch vụ nào của doanh nghiệp bạn?
  • Những khiếu nại thường gặp về review công ty?
  • Tại sao khách hàng hủy đơn và không hoàn tất giao dịch mua hàng với doanh nghiệp bạn?
  • Vấn đề thương hiệu tiêu cực đang gặp phải?
  • Những thách thức lớn nhất trên kênh bán hàng của công ty?
  • Tài nguyên nào đối thủ sở hữu còn bạn thì không?

Hãy nhớ rằng điểm yếu luôn tồn tại trong mỗi cá nhân và tổ chức, không ai hoàn hảo và không có tổ chức nào hoàn toàn chỉ có điểm mạnh, điều quan trọng là nắm bắt điểm yếu và khắc phục nó trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

4.3 Opportunity – Cơ hội

Cơ hội được hiểu là những tác động bên ngoài có lợi cho doanh nghiệp bạn. Trong kinh doanh, cơ hội thường được nhận biết thông qua một số yếu tố sau:

  • Thị trường tăng trưởng kéo theo các cơ hội tăng trưởng mặt hàng dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu hoặc có liên quan
  • Khi đối thủ cạnh tranh của bạn đang gặp bất lợi hoặc điểm yếu của đối thủ đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc” còn bạn đang nắm “đầu chui” của nó
  • Khi xu hướng mới, trend mới, công nghệ mới phát triển trong khi doanh nghiệp của bạn chuyên về phần mềm hoặc liên quan
  • Các chính sách luật được điều chỉnh theo hướng tích cực

Cơ hội giúp doanh nghiệp của bạn tìm ra con đường phát triển, đôi khi đó không hẳn chỉ là việc phân tích cơ hội để phát triển một kế hoạch, cơ hội mới nếu nhìn nhận và nắm bắt tốt, doanh nghiệp có thể phát triển và hứng thịnh theo hướng hoàn toàn mới.

Opportunity – Cơ hội
Doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ hội và tận dụng điểm mạnh sẽ sớm đạt được thành công.

Nhìn nhận cơ hội của doanh nghiệp bạn theo những hướng sau:

  • Thị trường chưa ai phục vụ sản phẩm hay dịch vụ cụ thể
  • Ít đối thủ mạnh cạnh tranh trong cùng lĩnh vực
  • Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đã biết được
  • Những điều luật, quy định nhà nước giúp ích cho hoạt động kinh doanh

Những câu hỏi mà bạn có thể đặt ra để khám phá điểm còn yếu của mình:

  • Làm thế nào để cải thiện quy trình bán hàng khiến khách hàng hài lòng hơn?
  • Những kiểu truyền thống nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi và phù hợp với xu hướng?
  • Phương pháp tối ưu quy trình và năng suất làm việc?
  • Có tài nguyên nào mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết không?

Điểm cần lưu ý là, cơ hội của người này có thể là thách thức của người khác. Vậy nên doanh nghiệp bạn cần thích nghi với những diễn biến thay đổi của thị trường để biến chứng thành cơ hội.

4.4 Threat – Rủi ro

Song song với cơ hội luôn có thách thức. Đó là điều thực tế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Xác định đúng nguy cơ gặp phải từ ban đầu giúp bạn không bối rối trước những tác động tiêu cực.

Threat - Rủi ro

Rủi ro thách thức thường đến từ:

  • Đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi
  • Những thay đổi bất ngờ trong môi trường pháp lý
  • Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng không nắm bắt
  • Thông tin báo chí truyền thông tiêu cực
  • Khách hàng thay đổi thái độ, cái nhìn về thương hiệu

Rủi ro hay thách thức trong mô hình SWOT được vạch nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan những vấn đề tiềm ẩn phải đối mặt. Cách tốt nhất là sẵn sàng đối mặt và chuẩn bị các phương án dự phòng rủi tốt nhất một khi vấn đề ập đến.

5/ Phân tích PEST là gì?

Phân tích PEST là gì
Mô hình PEST

PEST bao gồm 4 thành tố sau: Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T).

  • Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận

Mô hình SWOT ban đầu có thể phát triển thành ma trận để phân tích chi tiết hơn các vấn đề doanh nghiệp. Đây được xem là kỹ thuật nâng cao để thiết lập nền tảng loại bỏ những trở ngại và kích thích những điều có lợi. Gồm:

  • SO (maxi-maxi): tận dụng tối đa lợi thế để tạo thành cơ hội
  • WO (mini-maxi): khắc phục điểm yếu để phát huy điểm mạnh
  • ST (maxi-mini): sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ
  • WT (mini-mini): loại bỏ giả định tiêu cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó

6/ Cách phân tích và lập chiến lược SWOT chi tiết

6.1 Thiết lập Ma trận SWOT

Thiết lập ma trận swot
Tạo lập ma trận SWOT

Thiết lập ma trận SWOT sẽ giúp bạn dễ dàng lập chiến lược theo từng yếu tố cụ thể. Dưới đây là bảng ma trận sau SWOT đã được thiết lập:

Có thể thấy, việc trình bày theo kiểu ma trận này cho phép bạn dễ dàng xác định 4 yếu tố phân tích khác nhau, đồng thời thấy được mối tương quan giữa chúng. Vậy thì, sau công đoạn liệt kê các thông tin vào bảng ma trận, đây là lúc bạn lập kế hoạch, chiến lược cho tổ chức dựa trên yếu tố SWOT đảm bảo:

  • Phát triển điểm mạnh
  • Cải thiện điểm yếu
  • Tận dụng cơ hội
  • Hạn chế rủi ro

6.2 Phát triển Điểm mạnh

Thế mạnh là điểm đầu tiên bạn cần phân tích trong mô hình SWOT. Điểm mạnh giúp doanh nghiệp bạn trở nên khác biệt và có lợi thế trên thị trường. Như đã trình bay ở trên, điểm mạnh mà doanh nghiệp bạn đang có có thể là nguồn nhân lực chất lượng, chứng chỉ bằng cấp, lãnh đạo có tầm… Bằng cách tận dụng để phát huy điểm mạnh, bạn sẽ khiến doanh nghiệp mình càng lớn mạnh và phát triển. Để có thể xác định được điểm mạnh của doanh nghiệp trong xây dựng kế hoạch marketing và chiến lược kinh doanh, bạn nên đặt ra một vài câu hỏi như:

  • Điều gì khiến khách hàng ấn tượng với doanh nghiệp?
  • Mảng nào doanh nghiệp đang làm tốt hơn so với đối thủ?
  • Thương hiệu của bạn xây dựng có tính độc nào nào?
  • Tài nguyên tiền năng của doanh nghiệp mà đối thủ không có?

Trả lời được những câu hỏi trên, bạn hoàn toàn cơ thể nắm vững thế mạnh vượt trội của mình. Tuy nhiên, trong quá trình này, sẽ khách quan và đa góc nhìn hơn nếu bạn biết cách so sánh mình với đối thủ. Không có tự tin nhưng khách quan và thực tế.

Việc tìm ra thế mạnh có thể giúp bạn khẳng định được vị thế cũng như thương hiệu của mình trên thị trường. Bạn chỉ có thể được khách hàng biết đến thông qua sự khác biệt về thương hiệu, vì thế hãy biết cách tận dụng nó.

6.3 Chuyển hóa Rủi ro

Xây dựng và phát triển từ thế mạnh trong ma trận SWOT là tôn chỉ của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên. cách làm thế nào để vừa tận dụng cơ hội phát triển thế mạnh, vừa cắt giảm được rủi ro càng nhiều thì lại là chuyện càng khó. Cũng chính là một trong những thách thức được đặt ra cho doanh nghiệp bấy giờ.

Chuyển hóa rủi ro
Doanh nghiệp cần học cách thích nghi để biến rủi ro thành cơ hội

Đại dịch Covid phức tạp, nguy hiểm và kéo dài thời gian qua chính là một rủi ro, thách thức của vô số doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Cũng chính là rủi ro khó có thể lường trước nhưng nếu việc xây dựng vững chắc và chuẩn bị phương án dự phòng an toàn sẽ phần nào giúp doanh nghiệp có thể trụ vững trước khó khăn này. Đồng thời là bài học để doanh nghiệp học cách thích nghi với những biến động lớn có thể xảy ra trong tương lai.

6.4 Tận dụng Cơ hội

Victor Hugo đã từng nói: “Tương lai có rất nhiều tên: Với kẻ yếu, nó là Điều không thể đạt được. Đối với người hay sợ hãi, nó là Điều chưa biết. Với ai dũng cảm, nó là Cơ hội”. Không chỉ phát huy điểm mạnh mà việc tận dụng tốt cơ hội cũng là một trong những điều giúp doanh nghiệp có thể “trở mình” vượt qua mọi khó khăn và phát triển thịnh vượng hơn nữa.  

Đối với doanh nghiệp, cơ hội lúc này là khâu tiếp thị khả năng thu hút phần lớn khách hàng tiềm năng. Bởi, khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang sở hữu cũng chính là một cơ hội lớn vì họ chính là nguồn tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp bạn.

6.5 Loại bỏ các Mối đe dọa

Thử nghĩ, tại sao cùng là Threat nhưng ở trên lại gọi là Rủi ro còn bây giờ lại là Mối đe dọa? Có thể nói, khi rủi ro đi cùng thế mạnh thì mức độ chỉ là rủi ro, thế nhưng khi kết hợp cùng điểm yếu thì chắc chắn đó là mối đe dọa. Mức độ ảnh hưởng sẽ rất khác biệt.

Loại bỏ các mối đe dọa
Một khi đã sớm nhìn nhận được các mối đe dọa, hãy loại bỏ nó

Xác định ban đầu, dự đoán và tìm cách giảm thiếu càng nhiều sự ảnh hưởng của mối đe dọa trong phân tích ma trận SWOT sẽ càng tốt. Các mối đe dọa thường là các yếu tố bên ngoài nhưng cũng có nhiều cách để xoay sở và làm giảm thiếu mối đe dọa, biến nó trở thành vấn đề nằm trong tầm kiểm soát.

Một khi đã nhận ra được mối đe dọa tiềm tàng từ mô hình phân tích SWOT, doanh nghiệp phải nhanh chóng tìm cách đối phó, giải quyết bất kể mức độ có như thế nào đi nữa. Càng sớm giải quyết vấn đề, doanh nghiệp càng tránh được những tổn thất không ngờ.

Như tôi đã nói ở phần W-O, việc né tránh vấn đề không giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề. Thẳng thắn nhìn nhận và đối mặt là cách bạn giải quyết những điều bạn không muốn nó xảy ra, còn nếu không, chắc chắn rồi một khi mối đe dọa ập đến, điều bạn làm chỉ có thể là giương mắt nhìn hoặc gấp rút tìm cách giải quyết trong vô vọng.

7/ Lịch sử hình thành ma trận SWOT

Ma trận SWOT được phát triển bởi Albert Humphrey vào những năm 1960- 1970. Đây là kết quả của dự án nghiên cứu do đại học Stanford, Mỹ thực hiện. Đây là dự án khá lớn lúc bấy giờ khi thu thập và sử dụng dữ liệu từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ để nghiên cứu lý do thất bại trong việc lập chiến lược cho các doanh nghiệp này.

Chân dung nhà sáng lập mô hình ma trận SWOT - Albert Humphrey
Chân dung nhà sáng lập mô hình ma trận SWOT – Albert Humphrey

Mô hình phân tích SWOT ban đầu có tên gọi SOFT, là viết tắt của 4 chữ cái đầu tiên của:

S = Satisfactory, điểm hài lòng ở thời điểm hiện tại

O = Opportunities, cơ hội có thể khai thác trong tương lai

F = Faults, sai lầm ở thời điểm hiện tại

T = Threats, thách thức có thể gặp phải trong tương lai

Trong khi số đông người đồng ý SOFT là tiền thân của mô hình SWOT thì một số khác cho rằng khái niệm SWOT được phát triển riêng lẻ và không liên quan đến SOFT.

8/ Ai nên thực hiện phân tích SWOT?

  • Lãnh đạo công ty:

Đối tượng đầu tiên có thể thực hiện mô hình SWOT là lãnh đạo công ty, họ nên chủ động dùng mô hình phân tích SWOT để phân tích và đánh giá doanh nghiệp mình. Đặc biệt, quá trình phân tích SWOT là việc không thể tiến hành một mình. Để đánh giá đúng đắn và đạt được kết quả khách quan nhất, việc phân tích SWOT nên được tiến hành bởi một nhóm người với các góc nhìn và quan điểm đa dạng.

  • Quản lý, sales, chăm sóc khách hàng

Đối tượng thứ 2 có thể kể đến là đội ngũ quản lý, sales, dịch vụ chăm sóc khách hàng và thậm chí là bản thân khách hàng cũng có thể đóng góp vào quá trình này. Thực hiện phân tích SWOT giúp doanh nghiệp gắn kết, đội nhóm gần gũi và hiểu nhau hơn. Đây cũng là cách lãnh đạo, quản lý giúp nhân viên học cách lập kế hoạch, tập nhìn xa trông rộng và dự phòng mọi tình huống có thể xảy ra.

  • Doanh nghiệp nhỏ, lẻ

Nếu bạn đang tự điều hành một doanh nghiệp nhỏ và không có nhiều nhân viên cũng như thành viên sáng lập để ngồi lại như một nhóm phân tích SWOT thì cũng đừng lo lắng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bạn bè, đối tác, những người biết về doanh nghiệp hay thậm chí là nhà cung cấp. Họ có thể cho bạn những ý kiến thú vị với góc nhìn khách quan.

Doanh nghiệp cần ma trận SWOT để làm cơ sở đánh giá tình hình hiện tại để lên kế hoạch, chiến lược cho thời gian sắp tới. Thế nhưng, mọi vấn đề luôn có thể thay đổi bởi còn rất nhiều yếu tố tác động bên ngoài. Vì thế, hãy thường xuyên review mô hình SWOT trong vòng 6-12 tháng một lần để đảm bảo mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

  • Đối với startup

Việc phân tích SWOT đối với công ty startup là một phần quan trọng trong quy trình xây dựng kế hoạch doanh nghiệp. Đây cũng là cách giúp hệ thống hóa chiến lược và kêu gọi đầu tư cho mục tiêu tương lai.

9/ Ví dụ phân tích ma trận SWOT của Nike

Phân tích mô hình SWOT của Nike

  1. Sức mạnh
  • Nike là công ty có sức cạnh tranh lớn trong thị trường
  • Nike không có xưởng sản xuất riêng nên gánh nặng địa điểm và nhân công bằng không. 
  • Nike hướng đến lean organization – doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng với nguồn tài nguyên ít nhất
  • Nike mạnh về nghiên cứu và phát triển, nắm bắt xu hướng của khách hàng
  • Nike là thương hiệu mang tầm quốc tế
Phân tích mô hình SWOT của Nike
Nike đang dần khẳng định vị thế trên thị trường

2. Điểm yếu

  • Nike là sản phẩm thể thao chưa đa dạng, phong phú về thiết kế sản phẩm. Phần lớn thu nhập dựa trên thị phần mặt hàng giàu nên khả năng lung lay khi thị phần giảm là rất lớn.
  • Vì là lĩnh vực bán lẻ nên khá nhạy cảm với giá cả. 

3. Cơ hội

  • Việc phát triển sản phẩm mang lại cho Nike nhiều cơ hội lớn. Nike không đơn thuần là sản phẩm chơi thể thao mà hiện đang được người dùng sử dụng như một sản phẩm thời trang thực thụ. Đây chính là cơ hội tạo doanh thu và lôi kéo khách hàng tích cực cho thương hiệu.
  • Nike có thể phát triển sản phẩm của mình theo hệ sinh thái với các sản phẩm cùng thương hiệu như phụ kiện, thời trang thể thao, kính mát và trang sức.

4. Thách thức

  • Giá mua bán chênh lệch theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau (thị trường quốc tế) nên chi phí và lợi nhuận thường không ổn định theo thời gian. Tình trạng này có thể khiến tình hình hình sản xuất kinh doanh của Nike bị ảnh hưởng. Đây được xem là một vấn đề chung của nhiều thương hiệu quốc tế.
  • Thị trường giày dép, quần áo trên thị trường đang rất cạnh tranh.
  • Lĩnh vực bán lẻ nhạy cảm về giá cũng là một thách thức lớn với Nike. Khách hàng có thể chọn các thương hiệu khác giá rẻ hơn với sản phẩm cùng phân khúc.
  • Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh của Nike trên thị trường đều là những “ông lớn” đáng gờm.
Phân tích mô hình SWOT của Nike 2
Mô hình SWOT sơ lược của Nike

10/ Kết luận

Như vậy, bài viết đã đi đến kết luận. Trên đây là tất cả những kiến thức về mô hình SWOT, cách xây dựng và phân tích SWOT cùng những thông tin liên quan để giúp bạn có thể thành lập và đánh giá SWOT hiệu quả. 

Phân tích ma trận SWOT luôn là công việc đầu tiên làm nền tảng cho mọi bước tiếp theo trong chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp. Chính tầm quan trọng đó mà mọi doanh nghiệp đều cần nghiêm túc đánh giá cũng như nhìn nhận vấn đề để đảm bảo các phương án dự phòng phù hợp cho các mối đe dọa có thể xảy ra. 

Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về ma trận SWOT và sử dụng hiệu quả nó.

Source: Jobtest

Tài liệu tham khảo:

  1. How to Do a SWOT Analysis for Your Small Business (with Examples) – WordStream
  2. How to Do a SWOT Analysis for Better Strategic Planning – Bplans
  3. Section 14. SWOT Analysis: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats – Community Tool Box

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here