Hãy đọc bài viết này trước khi bạn muốn “nhảy việc” lần nữa

0
1183

Bạn đã từng có những tháng ngày, lúc bạn dành hết thời gian chờ đợi, tìm hiểu và chạy đua với những người ngoài kia để tìm cho mình một công việc mong muốn. Bạn hòa nhập với công việc một cách cởi mở nhất, hào hứng nhất và tưởng như đây chính là lúc giấc mơ thành công của bạn trở thành hiện thực. Nhưng thực tế chẳng có điều gì dễ dàng và đẹp như bức tranh bạn đang tự vẽ ra.

Một chuyên gia về chuyển tiếp nghề nghiệp và là tác  giả của cuốn sách Love Your Job: The New Rules for Career Happiness (tạm dịch: Tình yêu dành công việc: Các quy tắc mới cho sự nghiệp thăng hoa) Kerry Hannon cho biết: “Đột nhiên, giấc mộng kết thúc và bạn nhận ra phải đối diện với thực tại, “công việc” không đơn giản chỉ là 1 cụm từ, mà công việc là công việc. Nó không cho phép bạn luôn ở trong trạng thái mơ màng. Bạn luôn phải có những suy nghĩ tỉnh táo phù hợp với hoàn cảnh đang diễn ra trước mặt. Nhưng không phải tất cả đều tan biến đi nếu công việc ấy không như những gì được kỳ vọng”.

Công việc của bạn sẽ đến một lúc nào đó như một cuộc “khủng hoảng tạm thời”. Vậy nên đừng hoảng sợ, đây chỉ là giai đoạn chuyển đổi không mấy dễ dàng cho những ai mới bắt đầu sự nghiệp.

Vậy khi gặp những vấn đề này bạn sẽ chọn ở lại hay đi? Chấp nhận hay không? Hãy đưa ra câu trả lời của mình sau khi tham khảo những ý kiến này của Jobtest bạn nhé:

Đánh giá hoàn cảnh và bản thân bạn

hay-doc-bai-viet-nay-truoc-khi-ban-muon-nhay-viec-lan-nua

Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ xem bạn đang vướng mắc ở đâu và điều gì đang làm cho bạn khổ sở. Công việc mới không bao giờ là dễ dàng và như mơ đối với tất cả mọi người. Hơn thế nữa những mối quan hệ với đồng nghiệp và cả sếp cũng là những điều khiến bạn phải đau đầu, hay môi trường làm việc không phù hợp với phong cách của bạn cũng là một trong những yếu tố đó.

Xác định vấn đề

Với một công việc và môi trường mới, bạn cần bình tĩnh liệt kê lại những gì bạn thích và không thích ở nó.

Hãy đề nghị một cuộc nói chuyện với sếp của mình khi bạn đã xác định được chính xác điều bạn cảm thấy bức bối. Điều này giúp những lời than vãn của bạn sẽ biến mất hoàn toàn khi chúng được giải quyết ổn thỏa đấy.

Anna Bray, giám đốc điều hành của Jody Michael Associates, nói: “Cuộc trò chuyện đó có thể là cách tìm ra hướng đi tốt nhất cho bạn. Hãy suy nghĩ kỹ về nó và chỉ ra chi tiết cụ thể. Ví dụ, bạn nghĩ rằng công việc sẽ được tương tác với khách hàng nhiều hơn, nhưng bạn thấy bản thân đang phải ngồi một mình tại bàn làm việc thường xuyên. Hãy nói với sếp rằng việc được giao tiếp với khách hàng sẽ truyền cảm hứng giúp bạn cảm thấy được phát triển nhiều hơn. Và đó là giải pháp của bạn”.

Tìm một đồng nghiệp có kinh nghiệm

hay-doc-bai-viet-nay-truoc-khi-ban-muon-nhay-viec-lan-nua-1

Hannon nói: “Nếu bạn muốn trở nên hoàn hảo như một siêu sao khi bước vào văn phòng, thì bạn nên biết vượt qua chính mình một chút, chủ động học hỏi và không chờ đợi bất cứ điều gì người khác sẽ dành cho mình”.

Trên thị trường lao động Việt Nam ngày nay, không ít công ty có các chương trình kết hợp một nhân viên kỳ cựu và một nhân viên mới. Nếu công ty bạn không có điều này, hãy tìm cho mình một đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm ở vị trí tương tự để có thể liên hệ được giúp đỡ, hướng dẫn và trả lời các câu hỏi tổng quát hơn về văn hóa công ty, môi trường làm việc  cũng như hoạt động của công việc được diễn ra.

Kiên nhẫn

hay-doc-bai-viet-nay-truoc-khi-ban-muon-nhay-viec-lan-nua-2

Bạn là một người mới, một vị trí mới, một công ty mới với những người hoàn toàn mới. Có thể bạn sẽ dễ mất kha khá thời gian để có thể quen dần với luồng công việc và văn hóa công ty.

Có người phải mất 1,2 tháng  để bắt kịp nhịp độ trong khi có những người mất cả năm trời để nắm những bước cơ bản. Nhưng nhìn chung bạn sẽ phải mất khoảng 3, 4 tháng để có thể làm quen dần với công việc và sẽ từ từ trở nên thoải mái hơn. Điều bạn cần là hãy kiên nhẫn đừng vì một phút nóng vội, mà đánh mất đi công việc bạn phải dành cả tâm huyết để kiếm được.

Có cuộc sống thứ hai ngoài công việc

hay-doc-bai-viet-nay-truoc-khi-ban-muon-nhay-viec-lan-nua-3

Khi gặp những tình trạng căng thẳng, bạn hãy tìm hiểu và theo đuổi những hoạt động tích cực, lành mạnh mang lại cho bạn niềm vui. Ví dụ như làm tình nguyện, học một ngôn ngữ mới, bắt đầu một sở thích mới hoặc thói quen thể dục, sắp xếp trò chuyện với bạn bè.

Theo Mike Lewis, tác giả của cuốn sách “When to Jump: If The Job You Have Isn’t The Life You Want” nói rằng: “Bạn có thể làm nhiều điều khác ngoài công việc, thậm chí nó còn cho bạn nhiều kinh nghiệm giải quyết công việc như cách giao tiếp với khách hàng, biết giải thích về dự án của mình với sếp một cách thuyết phục nhất…”.

Ngoài ra, bạn phải giữ gìn sức khỏe và tránh căng thẳng làm việc thì mới có thể vượt qua tất cả. Ngủ đủ chính là một trong những việc mà những nhân viên mới luôn phải nhớ và ưu tiên, bạn luôn cần được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và sẵn sàng cho một ngày đi làm mới vào sáng hôm sau.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here