10 bí quyết xóa bỏ danh hiệu “vô duyên” trong giao tiếp

0
2130

“Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ”

Xã hội hiện đại, từ xin việc đến thăng chức, từ tình yêu đến hôn nhân, từ giao lưu đến hợp tác… không việc gì không cần tài ăn nói.

Khéo ăn nói giống như sở hữu loại “dầu bôi trơn” đảm bảo các mối quan hệ của bạn “vận hành” trơn tru. Không khéo ăn nói, gặp chuyện nhỏ mắc trở ngại, gặp chuyện lớn vấp thất bại.

Làm thế nào để nói năng trôi chảy? Làm thế nào để nói lời “đi vào lòng người”? Trong những dịp khác nhau, với những người khác nhau, ở những tình huống không giống nhau…Jobtest sẽ bật mí cho bạn 10 bí quyết vàng cần “đào sâu chôn chặt” trong trí nhớ nhé.

Bí quyết 1: Đừng làm nhiều việc cùng một lúc

Trong quá trình giao tiếp, bạn đang tiếp thu quá nhiều thứ trong đầu thì việc tập trung vào một thứ để nói đầy đủ ý và tạo ra sự quan tâm trong câu nói với người đối diện là điều rất khó có thể làm được. Giống như cách bạn đang dòm chằm chằm vào chiếc điện thoại và gật đầu lia lịa và chẳng biết đúng hay sai, đối phương sẽ chẳng nhận được sự tôn trọng nào từ bạn. Hãy hoàn thành hết công việc của mình hoặc dừng mọi hoạt động đang làm để tập trung 100% vào cuộc trò chuyện.

Đừng quá bận tâm với những chuyện xảy ra đến mình, vừa mới rơi mất chiếc bóp hay cãi nhau với cô vợ của mình. Bởi người nói chuyện với bạn đang rất tôn trọng bạn và họ là người có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai.

Bí quyết 2: Đừng luôn cho mình là đúng

Bạn đúng không có nghĩa là bạn thắng ván cờ này nhưng bạn chỉ cần chịu mình sai thì những ván cờ sau và sau nữa chẳng ai có thể ngăn nổi bạn. Mọi sự việc trên đời đều có 2 mặt của nó nên đừng bao giờ hoàn toàn cho mình là đúng, nhất là trong một cuộc giao tiếp khi 2 người hoặc một nhóm nói chuyện với nhau bằng một tâm thế cầu thị, thì việc bảo thủ với quan điểm của mình và không tiếp nạp thêm ý kiến của người khác sẽ đánh gục hình tượng vốn có trong bạn.

Bill Nye từng nói: “Mỗi người bạn gặp đều biết thứ gì đó”, tức là mỗi người đều là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Dẫu sao, có giỏi đến đâu, bạn cũng chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương mà thôi.

Bí quyết 3: Sử dụng những câu hỏi mở

Chắc hẳn trong chúng ta đã gặp những trường hợp gặp đúng người mình cần chia sẻ hay những người bạn muốn nói chuyện và bắt đầu lúng túng không biết nói gì với nhau. Bạn hãy tập sử dụng những câu hỏi mở như sau : Ai? Điều gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Như thế nào? Những câu hỏi này sẽ khiến đối phương của bạn mô tả về điều mà họ được hỏi và liên quan, nó sẽ chẳng nhàm chán bằng việc bạn sử dụng những câu quá đơn giản như là “có hay không?”, thì chắc chắn cuộc hội thoại chỉ dừng lại ở 2 câu trả lời ngắn gọn.

10-bi-quyet-xoa-bo-danh-hieu-vo-duyen-trong-giao-tiep-1

Bí quyết 4: Thuận theo tự nhiên

Trong cuộc nói chuyện, chúng ta thường sẽ có những ý tưởng lóe lên và thường nó khá là thú vị và thông minh. Hãy tận dụng những suy nghĩ đang “ùa” đến tấm trí của bạn, và đặt ra những câu hỏi hay kể ra một câu chuyện hài hay thậm chí một việc gì đó mà mọi người cùng đang quan tâm. Tận dụng những phút lóe sáng đó giống như một anh MC chương trình có thể trả lời hay hỏi bất kì câu hỏi thú vị nào khi gặp ngay một tình huống dở khóc dở cười mà chẳng cần chuẩn bị từ trước.

Bí quyết 5: Nếu không biết thì hãy nói thật đi

Thành thật luôn đem lại cái nhìn thiện cảm với người đối diện vậy tại sao chúng ta không nói ra sự thật khi mình chẳng hiểu hay không biết gì về vấn đề đó. Có nhiều người phải nói “Chém gió” rất giỏi nhưng đến khi vỡ lẽ ra thì chắc chắn cái nhãn mát “ba hoa chích chòe” hay “kiến thức rỗng” là điều không hề tránh khỏi. Thành thật khiến bạn học hỏi được kinh nghiệm rất nhiều và cũng tạo cảm giác bạn thực sự chân thành với người đối diện đấy.

Bí quyết 6: Đừng đánh đồng trải nghiệm của mình với người khác

Cuộc sống là muôn màu thì suy nghĩ của con người là muôn vẻ, mỗi người chúng ta đều khác nhau vậy nên cách trải nghiệm và nhìn nhận vấn đề về một sự việc cũng như thế mà chẳng thể nào hoàn toàn giống nhau cả. Đồng điệu về tư tưởng là có thực nhưng không có nghĩa là bạn đang nói chuyện để biến người nào đó thành mình thì chẳng khác nào bạn đang muốn nói chuyện với bản thân. Có lần ai đó đã hỏi Stephen Hawking về chỉ số IQ của ông, ông đã trả lời: “Tôi không biết. Ai khoác lác về chỉ số IQ chỉ là người thất bại”. Trò chuyện không phải để quảng bá điều gì cả.

Nếu họ đang nói về việc mất người thân của họ, xin đừng nói về lúc người thân của bạn qua đời.

Nếu họ đang kể về trục trặc trong công ty, đừng kể với họ bạn ghét công việc của mình như nào.

Bí quyết 7: Không lặp lại điều đã nói

Một cô người yêu cứ nheo nhéo nhắc đi nhắc lại cái sai lầm nhỏ mà mình mắc phải, hay mẹ cứ hay càm ràm về việc dọn nhà của mình. Chắc chắn bạn sẽ thấy rất khó chịu đúng không, trong giao tiếp lịch sự cũng vậy bạn sẽ chẳng hứng thú gì khi phải nghe một người cứ nói về việc này đến việc kia hết lần này đến lần khác. Hãy là một người giao tiếp thông minh, liên tục thay đổi chủ đề liên quan và đừng lặp lại những điều cũ.

10-bi-quyet-xoa-bo-danh-hieu-vo-duyen-trong-giao-tiep

Bí quyết 8: Loại bỏ cỏ dại

Nói thật, người ta không quan tâm đến số năm, tên gọi, ngày tháng, những thông tin kiểu như vậy mà bạn đang cố “vắt óc” ra để nhớ. Điều họ quan tâm là tính cách bạn ra sao, bạn có điểm chung gì với họ. Vì vậy, hãy quên các chi tiết này đi, loại chúng khỏi cuộc trò chuyện càng sớm càng tốt.

Bí quyết 9: Lắng nghe không bao giờ là thừa thãi

Stephen Covey từng nói câu rất hay: “Nếu chúng ta không lắng nghe với ý định thấu hiểu, chúng ta hãy lắng nghe để trả lời”.

Lý do vì chúng ta thích nói hơn là lắng nghe. Bởi lẽ, chúng ta nghĩ rằng mình sẽ là người làm chủ cuộc nói chuyện là người nắm toàn bộ thông tin và mình không cần phải nghe những điều không quan tâm. Mình là trung tâm của sự chú ý.

Hãy lắng nghe. Tôi không biết liệt kê đến bao giờ nhưng có rất nhiều người đã nói rằng lắng nghe có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất. Đức Phật đã nói: “Nếu bạn mở miệng nói, bạn không học thêm được gì”. Coolidge từng nói: “Chưa từng ai mất việc vì lắng nghe quá nhiều”.

Bí quyết 10: Đừng dài dòng, hãy ngắn gọn

Việc mở đầu cho một câu chuyện chính là sự cần thiết khẳng định sự chuyên nghiệp của bạn trong giao tiếp nhưng đừng dài dòng quá mà quên mất là mình đang phải cần đề cập đến những vấn đề quan trọng gì. Phải đủ ngắn để gây thích thú nhưng phải đủ dài để bao trùm chủ đề. Giao tiếp là một nghệ thuật, và người giao tiếp phải thực sự là một nghệ nhân.

Tóm lại, giao tiếp không nằm ở khuôn mẫu nào nhất định nhưng chúng ta phải biết nắm vững tâm lý của đối phương cần gì và giữ được cái tôi của bản thân để tạo ra một cuộc trò chuyện hay đàm phán một cách lịch sự và văn minh nhất. Jobtest cũng không có gì hơn ngoài những đúc kết kinh nghiệm truyền lại cho các bạn, chia sẻ những cách sống hay để tạo ra một xã hội phát triển và văn minh. Chúc các bạn sẽ vững bước trên đoạn đường phía trước!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here