Mục lục
Trong vòng tuần hoàn của đời người luôn trải qua những thăng trầm nhất định trong cuộc sống, đôi lúc mình cảm thấy chán nản với công việc hiện tại, đôi lúc lại cảm thấy phấn khởi vì những niềm vui nhỏ trong cuộc sống. Nhưng nhiều người ngày nay ,càng ngày càng tuột dốc vì những sai lầm không chỉ của riêng ai khiến bạn bị ngắt quãng trên con đường thành công. Bạn đổ lỗi cho chính mình hay thậm chí chỉ trích những người xung quanh . Bạn phải tìm kiếm nguyên nhân và tìm ra cách giải quyết. Jobtest sẽ đưa ra những sai lầm luôn gặp ở những người thất bại trong công việc và biện pháp để bạn có thể khắc phục từng sai lầm mà mình mắc phải nhé!
1. Theo đuổi những giấc mơ viển vông
Mơ ước là đúng nhưng đừng biến nó thành những điều may mắn sẽ đến. Bạn ước gì hoàng tử sẽ đến tìm mình hay đơn giản bạn ước mình tỷ phú rồi ngồi một chỗ mộng mơ. Bạn không thể thoát ra khỏi những ảo mộng để sống với thực tế.
Nếu chúng ta chỉ mãi sống trong thế giới tưởng tượng của bản thân, chờ đợi một phép màu xảy đến và không làm điều gì để đạt được ước mơ của mình. Đồng nghĩa với việc bạn đang tự đánh mất đi cơ hội hoàn thành ước mơ của chính bản thân mình. Vì vậy, đừng chìm đắm mãi trong giấc mơ, phải ngay lập tức hành động mới có thể biến ước mơ thành sự thật!
2. Dễ bị phân tâm, không thể tập trung vào một việc duy nhất
Có bao bạn đang làm và chợt nhận được một tin nhắn từ người bạn mình chưa? Chắc hẳn cũng ít ai có thể không bị nán lại công việc và nghĩ trong đầu “vài giây thôi”, nhưng thật tế bạn lại bị kéo theo và quên mất luôn công việc của mình hiện tại.
Thời đại 4.0 ngày càng phát triển những thứ mới mẻ, mọi thứ càng ngày càng hấp dẫn cùng với sức sáng tạo vượt bật của con người. Chính vì thế, chúng ta không thể chỉ tập trung vào một việc mà thường bị cuốn hút theo bởi nhiều thứ khác.
Công việc bê trễ, hiệu suất làm việc không theo đúng yêu cầu, chậm deadline là hậu quả của việc bị phân tâm bởi những cám dỗ từ điện thoại, các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ khác.
Bạn phải có một lịch trình công việc một cách cụ thể nhất, luôn theo dõi và không ngừng nhắc bản thân phải làm xong công việc đúng hạn. Có như vậy bạn mới hoàn thành tốt công việc của mình.
3. Có cố gắng nhưng thiếu kiên trì
Chắc hẳn ai cũng đã trải qua cảm giác này rất nhiều lần rồi, khi mà chúng ta đang cố gắng làm một việc gì đó. Một số ví dụ cụ thể hơn là tập thể dục, ăn kiêng hay học một cái gì đó như ngôn ngữ…. Bạn bắt đầu làm những việc này với sự hăng hái cùng thích thú nhưng chỉ dừng lại sau một tuần hoặc một tháng.
Ở Nhật Bản, có một thuật ngữ đặc biệt cho hội chứng này là “Nhà sư ba ngày” (The three-day monk). Số ba ở đây tượng trưng cho số ngày trung bình mà chúng ta cần để làm cho sự phấn khích phai mờ và từ bỏ những gì mình đã bắt đầu.
Nguyên nhân chính khiến bạn rơi vào tình trạng là bạn chưa tìm ra được phương pháp tốt nhất để thực hiện, làm việc thiếu kiên trì. Vì vậy, hãy thử áp dụng phương pháp kaizen: làm việc chậm lại và làm liên tục theo thời gian. Bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, mà thay vào đó sẽ không tạo quá nhiều áp lực cho cơ thể để đủ sức kiên trì làm những công việc mình đã đặt ra.
4. Thiếu trách nhiệm
Ngày nay, hầu hết các công ty ở việt nam đang trong tình trạng công việc được giao nhưng mang lại hiệu quả rất kém, cho dù làm hoàn thành công việc nhanh. Mọi người đang có tư tưởng khá sai lầm khi nghĩ làm công việc của mình hoàn thành thật nhanh là đủ, nhưng lại thiếu tính chất lượng. Khi đảm nhiệm một việc gì thì chất lượng mới mang lại hiệu quả về sau rõ rệt nhất. Không phải điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống đều là lỗi của chúng ta nhưng phần lớn đều thuộc trách nhiệm của chúng ta.
Khi gặp tình trạng khó khăn, con người chúng ta thường rơi vào trạng thái phòng thủ. Trong công việc cũng vậy, không nên đổ lỗi cho bất kỳ điều gì vì tình hình cũng chẳng sẽ khá hơn nếu bạn đổ lỗi mà hãy học cách chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện bản thân, học hỏi và xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn.
5. Không cần sự hỗ trợ của những người xung quanh
Nhiều người khá tự tin về khả năng của mình, họ muốn làm việc một cách độc lập để hoàn thành sản phẩm như ý họ mà chẳng ai có thể phê bình hay khiển trách. Nhưng thực tế cho thấy rằng hầu như nếu sản phẩm của bạn tốt thì chẳng ai nói gì, còn khi nó chẳng vừa lòng ai thì bạn chịu nhiều áp lực lắm đấy.
Đôi khi thay vì nhận được sự ủng hộ từ mọi người, chúng ta nhận sự phản đối, cấm đoán – những điều này khiến chúng ta đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Trong những tình huống như vậy, chúng ta cần làm đầu tiên là thư giãn và tránh tranh cãi. Sau đó, bạn phải để họ thấy được hướng đi của mình, gom nhặt những ý kiến để đạt được kết quả mà ai cũng mong muốn.
6. Tự phê bình thái quá
Tự phê bình sẽ giúp bạn nhận ra điểm sai ở bản thân, điểm thiếu để khắc phục và phát triển. Những mặt trái của nó luôn tồn đọng, bạn sẽ dẫn đến nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và có thể tồi tệ hơn đó là trầm cảm.
Như thế, việc tự phê bình không giúp chúng ta thành công mà trái lại khiến con đường chinh phục thành công của chúng ta ngày càng xa. Tự phê bình không phải là việc không tốt nhưng chúng ta cần phải biết dùng lý trí để tiếp cận và kiểm soát nó. Bạn hãy nhớ tự phê bình không hoàn toàn xấu, tự phê bình để đánh giá sáng suốt đúng những tình huống bạn gặp phải, và hãy tránh xa những suy nghĩ tiêu cực để đạt được thành công trong tương lai.
7. Nản lòng vì những thất bại
Chắc hẳn chúng ta đã gặp nhiều thất bại trong cuộc sống, nhiều người thường có trạng thái sẽ suy sụp hoàn toàn và rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, bạn không thể tránh khỏi những thất bại, chính thất bại là bàn đạp để bạn phát triển bản thân, hãy nghĩ đơn giản hơn là : chúng ta thử làm một điều mới mẻ với toàn bộ khả năng của mình nhưng chỉ là kết quả không như mình mong đợi mà thôi. Có nghĩa bạn đã thành công ở khía cạnh nhỏ và không hoàn toàn thất bại, bạn đã rút ra được bài học cho riêng chính bản thân mình rồi đấy.
Một chuyên gia đã nói với tôi rằng “Muốn thành công phải qua nhiều thất bại. Trên đường đời có dại mới có khôn…”
Sau những thất bại, bạn bắt đầu lại từ đầu không phải là con số 0, mà bạn đã có được nền tảng để né đi cái thất bại trước đó bạn mắc phải. “Thất bại là mẹ của thành công” quả thật không hề sai, bạn có thể đạt thành công từ những thất bại đó bởi những viên đá vô giá luôn được mài giũa từ một cục quặng xấu xí mà thành.
Những sai lầm trong công việc luôn là những yếu tố mà ai cũng sẽ mắc phải, không ai hoàn hảo cả, chỉ có chúng ta có biết dừng lại và xem chúng ta đã làm sai những gì và sửa đổi để hoàn thiện hơn hay không. Con đường sự nghiệp còn rất dài, và mỗi bước đi là những bước khập khiễng rồi trở nên vững chắc, Cùng đi với Jobtest – Tôi sẽ nâng bạn lên mỗi khi bạn quỵ ngã. Hướng tới tương lai – hướng tới sự nghiệp, xã hội phồn vinh.