7 hoạt động quản lý giúp doanh nghiệp cải thiện được năng suất lao động của nhân viên

0
1240

Tất cả các doanh nghiệp đều muốn cải thiện năng suất lao động của nhân viên, nhưng họ thường xuyên xem xét hoạt động quản lý của họ như thế nào để đạt được hiệu quả đó? Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng lớn những nhân viên không tham gia công việc quản lý, họ không có sự gắn kết và làm việc không đặt năng suất lao động tối đa.  7 gợi ý thực tiễn dưới đây – những bước quản lý để có thể cải thiện năng suất lao động bằng việc đưa những ứng viên tới những tư duy sáng tạo.

1. Thiết kế chính sách khuyến khích cho nhân viên

Thiết kế chính sách khuyến khích cho nhân viên ở tất cả các cấp bậc của tổ chức để mọi người có thể hưởng được chế độ đó. Có một xu hướng tự nhiên cho việc quản lý để tập trung nhiều vào chính sách khuyến khích cho nhân viên cấp cao. Nhưng điều đó là hoàn toàn dễ hiểu, tốt nhất là đừng bỏ qua các chính sách khuyến khích cho những nhân viên ở cấp bậc thấp nếu bạn muốn mong đợi sự cam kết mạnh mẽ của họ với sự thành công của doanh nghiệp. Một số lập luận cho rằng, điều này sẽ tốn kém chi phí, các chương trình phải được cấu trúc cẩn thận, các khoản thanh toán bổ sung phải được phản ánh rõ ràng trong doanh thu mục tiêu.

2. Đưa ra góp ý mang tính xây dựng cho nhân viên

Đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng trên cơ sở thường xuyên. Cách mà nhà quản lý đưa ra những lời nhận xét là một kỹ năng quản lý cơ bản, những góp ý có ích sẽ giúp khuyến khích, động viên, không làm nản lòng nhân viên được xem là yếu tố quan trọng của quản lý hiệu quả. Nhưng không phải lúc nào nhà quản lý cũng phải đưa ra những lời nhận xét tích cực, việc giao tiếp phải được cận trọng, dù đó là lời khuyến khích khi nhân viên hoàn thành công việc tốt hay là những góp ý để hoàn thành công việc tốt hơn nếu cần.

3. Tôn trọng nhân viên 

Tôn trọng nhân viên và công việc mà họ đang làm. Tôn trọng là hành động đơn giản nhưng là một động lực to lớn, khi nhân viên cảm thấy thiếu tôn trọng sẽ làm cho họ không vui. Khi nhân viên cảm thấy thật sự được tôn trọng (giả sử điều này luôn xảy ra) thì họ muốn đi xa hơn với công ty và giúp đỡ công ty thành công.

7-hoat-dong-quan-ly-giup-doanh-nghiep-cai-thien-duoc-nang-suat-lao-dong-cua-nhan-vien

4. Tổ chức đào tạo

Việc quản lý phải đảm bảo nhân viên ở tất cả các cấp bậc trong tổ chức phải được đào tạo đầy đủ. Nhiều công ty có xu hướng đầu tư rất nhiều vào đào tạo lãnh đạo nhưng rất ít tập trung vào giám sát và quản lý cấp trung.

5. Hỗ trợ nhân viên

Hỗ trợ nhân viên là điều thật sự cần thiết.

Có nhiều cách để hỗ trợ nhân viên: hỗ trợ khi các thiết bị lỗi thời hoặc làm việc không hiệu quả, xoa dịu cảm xúc của nhân viên khi họ nhận những lời chỉ trích không công bằng, hỗ trợ linh hoạt để họ cân bằng giữa cuộc sống và công việc, nhắc nhở về thời gian công việc nếu họ quên, những việc làm này sẽ giúp xây dựng lòng trung thành và  thiện chí của nhân viên.

6. Không nên tiết kiệm cảm xúc.

Lời khen và lời công nhận về sự đóng góp của nhân viên là cách quản lý tuyệt vời. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc công nhận sự đóng góp của nhân viên sẽ tạo động lực nhiều hơn là tiền. Có thế điều này chưa đúng lắm với những vị trí ở cấp cao, nhưng trong bài này, chúng ta chỉ đề cập đến năng suất lao động của nhân viên nói chung.

7. Đảm bảo hành vi mô hình lãnh đạo cấp cao

Đảm bảo rằng hành vi mô hình lãnh đạo cấp cao làm nên sự tự hào cho nhóm. Không có điều gì làm cho nhân viên cảm thấy mất tin thần nhiều nhất bằng việc không được tôn trọng và ít được thừa nhận công lao như những người ở vị trí cấp cao.

Nguồn: Forbes

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here