4 kỹ thuật “lắng nghe chủ động” để thành công trong công việc

0
1196

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng mà ai trong chúng ta cũng cần rèn luyện, lắng nghe đúng cách sẽ giúp công việc cũng như các mối quan hệ của bạn được phát triển. Nhưng bạn có biết chúng ta chỉ nhớ được 25% đến 50% những gì mà chúng ta nghe. Điều này thể hiện khi bạn giao tiếp trong 10 phút thì những gì người xung quanh tiếp thu được chỉ chưa được một nửa cuộc nói chuyện.

Vì vậy, để có thể tiếp thu hết được những kiến thức quan trọng trong lời sếp, đồng nghiệp, khách hàng nói là chưa đủ mà cần phải lắng nghe chủ động.

Lắng nghe chủ động nghĩa là bạn không chỉ nghe những từ ngữ mà mọi người đang nói mà là hiểu được toàn bộ những thông điệp được truyền đạt qua từ ngữ đó. Để làm được điều này bạn cần luyện tập và tập trung lắng nghe đối phương nói một cách cẩn thận.

Bạn không nên để bản thân bị phân tán bởi những việc xung quanh cũng như bạn không nên cho phép bản thân mình cảm thấy nhàm chán hay mất tập trung khi cuộc trò chuyện đang diễn ra. Khi bạn thấy khó khăn để hiểu cuộc trò truyện thì có thể nhẩm lại những điều bạn nghe được hay thử đặt thêm câu hỏi cho cuộc đối thoại để thật sự hiểu sếp, đồng nghiệp hay khách hàng đang muốn thể hiện điều gì.

Trong cuộc đối thoại, sự thừa nhận đôi khi chỉ là một cử chỉ gật đầu hay một từ đồng ý điều đó cũng đủ báo hiệu với đối phương bạn đang lắng nghe họ nói. Bằng những ngôn ngữ cơ thể hay những dấu hiệu để báo cho đối phương biết bạn vẫn đang lắng nghe cũng sẽ nhắc nhở bạn chú ý và không để tâm trí bị lỡ đãng. Lắng nghe chủ động giúp mọi người trong công ty sẽ có ấn tượng với bạn nhiều hơn.

Photo of Men Having Conversation

Trở thành người lắng nghe chủ động với 4 kỹ thuật dưới đây:

1. Chú ý và thể hiện sự lắng nghe

Giao tiếp không lời là một cách thể hiện bạn vẫn đang lắng nghe, hãy sử dụng những hành động nhỏ như nhìn vào người đang nói, tránh nhìn xuống, nhìn xung quanh hay nhìn chằm chằm; gạt những suy nghĩ khiến bạn không tập trung vào câu chuyện sang một bên; quan sát những ngôn ngữ hình thể từ người nói; đừng để xuất hiện những tư tưởng phản biện hay bác bỏ trong đầu bạn; thể hiện cảm xúc trên mặt và tạo những tư thế, dáng điệu thể hiện sự cởi mở và dễ gần từ bạn; khuyến khích đối tượng tiếp tục cuộc đối thoại bằng những câu ‘’ vâng, ừ, à,…’’

2. Đưa ra những phản hồi

Nếu như bạn vẫn chưa hiểu hết được toàn bộ cuộc đối thoại hãy xem xét lại và diễn đạt bằng những câu hỏi gợi mở để làm rõ các điểm quan trọng của vấn đề thay vì hiểu vấn đề theo cách của bản thân. Nếu bạn hiểu sai thì công việc của bạn thực hiện có thể sẽ đi sai hướng mong muốn đấy.

3. Trì hoãn các phán xét

Bạn sẽ không hiểu được hết những thông điệp mà người nói muốn truyền đạt bằng việc ngắt lời hoặc chống đối lại người nói, điều đó sẽ khiến bạn lãng phí thời gian vì vậy hãy để người nói kết thúc từng vấn đề trước khi đặt câu hỏi. Đặc biệt việc ngắt lời sếp hay khách hàng là tuyệt đối không nên vì nó sẽ gây ra cho bạn nhiều rắc rối đấy.

4. Phản ứng hợp lý

Bạn sẽ nhận được nhiều thông tin và góc nhìn mới từ việc lắng nghe chủ động thay vì tấn công hay phản kích người đối diện bạn hãy lịch sự thể hiện quan điểm, thẳng thắn và chân thành trong phản ứng và đối xử với họ theo cách mà bạn muốn được đối xử lại.

Hãy thận trọng lắng nghe và nhắc nhở bản thân thường xuyên rằng mục tiêu thực sự là hiểu hết những ý nghĩa trong cuộc đối thoại để thực hiện công việc tốt hơn. Học trở thành một người lắng nghe chủ động với nhiều sự quyết tâm và tập trung sẽ giúp bạn phá vỡ được nhiều thói quen xấu và giao tiếp tốt hơn, tăng nâng suất hiệu quả công việc cũng như thắt chặt các mối quan hệ của bạn. Chúc các bạn thành công.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here