Mục lục
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang làm việc trong một môi trường mà bạn không nhận được sự tôn trọng, sự nỗ lực của bạn không được ghi nhận và bạn hoàn toàn có thể bị thay thế bất cứ lúc nào
Đó không phải là nơi bạn muốn làm việc lâu dài, đúng chứ?
Là một nhà quản lý, bạn chắc chắn không muốn tạo dựng nên một môi trường như vậy, trừ khi bạn không muốn nhân viên của mình gắn bó lâu dài với công ty. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là thiết lập sự tin tưởng và tôn trọng đối với nhân viên của mình, làm cho họ trở nên có giá trị, cho họ thấy rằng nếu không có họ thì công ty của bạn (hay phòng ban của bạn) sẽ thật sự trở nên rất tồi tệ. Đây chính là nghệ thuật quản lý nhân sự.
Nhưng làm thế nào để thực hiện được việc đó mỗi ngày, đặc biệt là nếu bạn không có quyền quyết định nguồn lực của một giám đốc điều hành cấp cao?
1. Chú Ý Hơn Trong Các Cuộc Trò Chuyện Hằng Ngày
Quản lý nhân sự là một nghệ thuật. Cả nhân viên và người quản lý đều luôn có quan niệm rằng “Everyone is replaceable” (Tạm dịch: Mọi nhân tố đều có thể thay thế được). Nhưng tôi nhận thấy rằng, khi nhân viên nhận thấy rằng họ đã cống hiến cho công ty một điều gì đó mà người khác không thể làm, đó là lúc họ cảm thấy có giá trị nhất.
Để truyền đạt được điều này một cách hiệu quả nhất, hãy luôn quan tâm, suy nghĩ đến cách bạn tham gia vào cuộc trò chuyện thường nhật của nhân viên. Khi bạn được giao một nhiệm vụ mới, hãy cung cấp các thông tin sâu hơn những thông tin cơ bản như địa chỉ, thông tin liên hệ,… Và hãy luôn nhắc đi nhắc lại lý do tại sao bạn trân trọng công việc của họ: “Tuần trước, bạn đã thiết kế 1 trang web thật tuyệt vời. Khách hàng của chúng ta có vẻ rất khó tính nhưng khi nhìn thấy thiết kế của bạn, họ đã rất ấn tượng, tôi nghĩ bạn là người phù hợp nhất cho công việc này.”
Một cách khác bạn có thể áp dụng là việc đưa ra nhiều thử thách hơn cho nhân viên “Bạn đã thực hiện rất tốt trong buổi thuyết trình vừa rồi, chính vì vậy, tôi nghĩ rằng bạn có thể giúp tôi thực hiện buổi pitching với khách hàng”. Nhận biết càng rõ ràng về mức độ đóng góp, cống hiến của nhân viên của mình, nhân viên của bạn sẽ càng cảm thấy được coi trọng. Hãy cố gắng thấu hiểu nhân viên – những người luôn kề vai sát cánh cùng bạn.
2. Cho Họ Thấy Rằng Những Đồng Nghiệp Khác Cũng Cần Họ
Sự công nhận có thể được thể hiện như một nguồn động lực tuyệt vời, nó còn có thể trở thành một thói quen khi nó được khơi nguồn trực tiếp từ các nhà quản lý.
Điều đó không đồng nghĩa là bạn nên chần chừ, do dự khi khen thưởng cho nhân viên của mình. Nhưng hãy nhớ rằng, lời nhận xét đến từ những người khác cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ và tâm lý của họ, hãy cho nhân viên của bạn thấy rằng, họ không chỉ nhận được sự tôn trọng từ bạn mà còn từ những người xung quanh như đồng nghiệp, khách hàng,… Doanh nghiệp cần xây dựng chế độ quản lý nhân sự và tiền lương hiệu quả.
Vậy nên, hãy chú ý khi khách hàng gửi mail cho bạn để chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời mà họ đã có với nhân viên của bạn hay khi người ở phòng ban khác khen ngợi nhân viên của bạn. Khen ngợi nhân viên là điều quan trọng trong quản lý nhân sự. Hãy chia sẻ những lời khen này! Cho dù bạn làm điều đó một cách riêng tư (thông qua việc nói chuyện trực tiếp hoặc email) hay chia sẻ công khai (trên tin nhắn chung công ty hay trong các buổi họp), bạn sẽ cho nhân viên của mình biết là họ có sức gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp, hay kể cả là khách hàng – và họ sẽ nhận ra tầm quan trọng của công việc của họ.
3. Thử Thách Họ Nhiều Hơn
Mỗi công việc đi kèm với trách nhiệm nặng nề và điều quan trọng là phải cân bằng các công việc nặng nề này với các nhiệm vụ đầy thách thức. Khi bạn chia tách các công việc lặp đi lặp lại (hoặc những công việc không yêu cầu quá nhiều kỹ năng), bạn đang thể hiện rằng mình không thực sự cần năng lực hay tài năng của nhân viên.
Mặt khác, trong cách quản lý nhân sự, khi bạn giao cho người lao động một công việc đầy thách thức và đặt hết niềm tin vào họ, hãy động viên họ bằng các lời nói như: “Tôi biết bạn có khả năng làm việc này, và tôi tin rằng bạn sẽ làm tốt được việc này”.
4. Nhìn Nhận Họ Như Những Cá Nhân Độc Lập
Bạn có thể thực hiện việc thúc đẩy tinh thần nhân viên bằng các cách đơn giản như trả tiền cho một bữa ăn trưa, hay mua bánh donut để đãi nhân viên của mình. Tuy nhiên, khi bạn muốn thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao các cá nhân cụ thể, thì việc tổ chức khen thưởng theo nhóm như vậy sẽ không hiệu quả. Nếu thực hiện theo cách như vậy, thì nhân viên khác nhau được bạn đánh giá cao sẽ được khen thưởng bằng những thứ giống nhau. Vậy tâm trạng lúc đó của họ sẽ như thế nào?
Để cho những cá nhân thực sự cảm thấy có giá trị và được tôn trọng, thì việc nhìn nhận họ như những cá nhân độc lập và khen thưởng cho những thành tích của họ là điều rất bình thường. Đây là điểm then chốt trong quản lý nhân sự. Tất nhiên bạn sẽ không muốn “tẩy chay” phần còn lại của team và thiên vị cho một cá nhân nào đó, điều quan trọng là phải chú ý và tích cực tìm kiếm cơ hội để khen thưởng cho tất cả thành viên trong team. Việc công nhận, đề cao nhân viên thông qua những thành tích họ đạt được sẽ góp phần làm thay đổi bạn và công ty của bạn.
Theo Forbes.com