Trong khi tham gia phỏng vấn nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên có sự tương tác lại với mình qua việc đặt câu hỏi từ ứng viên, nhưng đôi khi ứng viên quá tập trung vào câu trả lời hay thể hiện ấn tượng mà quên mất việc đặt câu hỏi.
Khéo léo đặt ra những câu hỏi hợp hoàn cảnh là một cách để công ty nhìn thấy khả năng quan và sự quan tâm tới công việc của bạn.
1. Thách thức lớn nhất khi tham gia vào vị trí này là gì?
Câu hỏi này giúp ứng viên chuẩn bị trước được những công việc trong tương lai, đồng thời là cơ hội giúp làm rõ bạn có thể xử lý được thách thức của công việc không. Tránh tỏ ra mình là một ứng viên nổi trội hay hỏi những câu quá đơn nhằm mục đích thể hiện bản thân.
Hãy lắng nghe câu trả lời của nhà tuyển dụng thay vì tiếp tục vội vàng đặt thêm những câu hỏi không cần thiết.
Đôi thi những thách thức từ công việc chính là cơ hội mà bạn đang tìm kiếm, còn nếu công ty không có thử thách nào thì bản nên cân nhắc xem công việc có đủ thỏa mãn và đáp ứng mục tiêu của bạn không.
Nếu thách thức vượt quá khả năng kiểm soát, bạn nên xem lại nguy cơ thất bại trong công việc hoặc tìm cơ hội hỏi thêm nhà tuyển dụng về sự hỗ trợ trong quá trình thực hiện công việc. Thông tin từ nhà tuyển dụng sẽ tiết lộ sự hợp tác và mức độ làm việc độc lập của bạn.
2. Vì sao vị trí này lại để trống?
Nếu đây là vị trí mới, bạn nên tìm hiểu xem công ty đang mong đọi bạn sẽ đóng góp được gì cho họ.
Nếu công ty đang tuyển dụng nhiều vị trí mới, hãy hỏi thêm về sự tăng trưởng của sản phẩm – dịch vụ – chương trình. Nên từ chối những vị trí không có sự bền vững, đôi khi nó sẽ không tồn tại được lâu. Nếu bạn không tìm hiểu đủ thông tin, có nguy cơ bạn sẽ sớm phải quay lại tìm việc mới.
Nếu đây là vị trí thay thế nhưng nhà tuyển dụng trả lời không rõ ràng về nhân viên cũ, bạn nên hỏi thêm về tần suất thay đổi nhân viên của vị trí này. Nếu tần suất quá nhanh bạn nên làm rõ là được thăng chứ hay tất cả nghỉ việc.
Đây là một câu hỏi mà những người đi trước phải khó khăn để hiểu được tầm quan trọng vị trí mà mình ứng tuyển. Không ít người đã phải thất vọng khi phát hiện ra vị trí mình thấy có tiềm năng nhưng thật ra lại khó có thể vượt qua được.
3.Các nhân viên khác nói gì khi làm việc tại công ty?
Câu hỏi này cho phép các ứng viên nhận thức được cảm nhận của những nhân viên đang làm việc đánh giá các giá trị và cơ hội của mình như thế nào.
Câu hỏi này cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể để đánh giá được họ thẳng thắn hay chỉ đưa ra câu trả lời khái quát, nhìn chung. Ngoài việc hỏi nhà tuyển dụng bạn cũng có thể tiếp xúc cùng những nhân viên để nhìn nhận thái độ của họ khi trả lời câu hỏi trên.
Các ứng viên luôn muốm chắc chắn mình có đủ thông tin về công việc, nhưng quá trình phỏng vấn có thế xảy ra theo nhiều cách vì vậy bạn nên thu thập thêm nhiều thông tin đánh gia về nhà tuyển dụng trước khi tham gia phỏng vấn. Hãy tập trung vào những mục tiêu công việc để xem xét mình có phù hợp không.