Khi các tổ chức giải quyết tác động dài hạn của COVID-19, họ bắt buộc phải tập trung vào nhu cầu của tất cả các bên liên quan. Từ khách hàng đến nhà cung cấp, cổ đông, và quan trọng nhất là nhân viên. Trong môi trường hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đang phải đưa ra các biện pháp mới cho lực lượng lao động của họ một cách nhanh chóng nhất.
Để giúp hướng dẫn các giám đốc nhân sự và lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng đang diễn ra này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra Nguyên tắc cho lực lượng lao động trong Đại dịch COVID-19. Năm nguyên tắc và bốn mệnh lệnh quản lý là nền tảng để giải quyết khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng này là cơ hội để có những hành động táo bạo và thể hiện sự lãnh đạo cũng như tinh thần đoàn kết, ông Saadia Zahidi, Giám đốc điều hành, Diễn đàn kinh tế thế giới cho biết. Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng các nguyên tắc và hướng dẫn này để cân bằng lại tình hình khủng hoảng, cũng như xây dựng các mục tiêu trung và dài hạn tiếp theo.
Cách tiếp cận này sẽ giúp các tổ chức có được sự tin tưởng của nhân viên và giải phóng những tiềm năng sẵn có để đưa tổ chức tiến lên trong thời kỳ hỗn loạn.
Năm nguyên tắc hướng dẫn
1. Xem cuộc khủng hoảng này như một cơ hội để phát huy khả năng lãnh đạo và tiếp tục nỗ lực để mang lại kết quả tốt nhất cho tất cả các bên liên quan đến doanh nghiệp.
2. Áp dụng tư duy học tập nhanh nhẹn và liên tục để phản ứng kịp thời với các tình huống sau này.
3. Lắng nghe và thấu hiểu tất cả các bên liên quan (ví dụ: nhân viên, cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, đoàn thể, cộng đồng) trước khi ra quyết định.
4. Tập trung vào sự giao thoa giữa phúc lợi của nhân viên và doanh nghiệp.
5. Đưa ra quyết định và thực hiện các hành động đúng với nhu cầu trung hạn và mục tiêu kinh doanh dài hạn.
Bốn mệnh lệnh quản lý
1. Ưu tiên việc lập kế hoạch, chế độ phúc lợi và không ngừng trao đổi – Nêu rõ các chính sách và thủ tục, trao quyền cho các nhà lãnh đạo và quản lý, ưu tiên việc lắng nghe và thấu hiểu từng nhân viên.
2. Tập trung vào kinh nghiệm của nhân viên, gắn kết và tạo động lực – Tích cực lắng nghe nhân viên, kết nối nhân viên bằng các công nghệ mới.
3. Sắp xếp lại công việc – Quản lý bền vững việc chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa, phát triển năng lực của nhân viên bằng các chương trình nâng cao và đào tạo dài hạn.
4. Cân bằng giữa chi phí ngắn hạn với khả năng phục hồi trung hạn – Bảo vệ công việc và các yếu tố thưởng, tập trung vào sức khỏe tài chính của những nhân viên có mức thu nhập trung bình hoặc thấp.
Một công ty thực hiện theo những nguyên tắc chỉ đạo trên sẽ đưa ra các quyết định hợp lý về chi phí lao động và quản lý rủi ro. Doanh nghiệp phải ứng phó được với sự cạnh tranh và tìm kiếm các giải pháp sáng tạo. Cách tiếp cận trên đây cho phép các tổ chức có được sự tin tưởng của nhân viên và từ đó giải phóng những nguồn lực sẵn có để đưa tổ chức tiến lên trong thời kỳ hỗn loạn.
Bạn có thể quan tâm:
Mục tiêu ngắn hạn là gì? Cách xác định mục tiêu ngắn hạn