Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ấn tượng và thu hút 2022

0
1823

Mục lục

Định hướng nghề nghiệp là điều hết sức quan trọng và cần được lên kế hoạch ngay từ đầu, kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và sau khi tốt nghiệp đại học. Vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp trong CV là phần được HR quan tâm để đánh giá ứng viên trong “vòng lọc hồ sơ”.

Để dễ dàng vượt qua vòng này, các ứng viên cần tìm hiểu và trau dồi kĩ năng viết mục tiêu nghề nghiệp trong quá trình chuẩn bị tham gia ứng tuyển của mình.

Cùng tìm hiểu chi tiết về các “tips”, lời khuyên cũng như cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngay trong bài viết dưới đây!

Xem thêm:

1/ Mục tiêu nghề nghiệp – Những điều bạn phải biết cơ bản

1.1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Thông thường, một hồ sơ CV sẽ bao gồm những phần như: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc, sở thích, kỹ năng,…

Mỗi phần đều quan trọng và có chức năng khác nhau góp phần tạo nên một CV chuẩn, chuyên nghiệp và chứa đầy đủ những thông tin cơ bản của ứng viên. Trong đó, mục tiêu nghề nghiệp thường là phần nằm sau thông tin cá nhân.

Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong CV nhưng mục tiêu nghề nghiệp có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Vậy mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Thực ra chúng ta có nhiều định nghĩa và cách hiểu khi nói đến mục tiêu nghề nghiệp. Nhưng nói một cách đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) được hiểu chính là một đích đến, một mục tiêu công việc mà mình mong muốn có thể đạt được trong tương lai gần.

Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy hướng đi, lộ trình mà các ứng viên đang vạch ra, từ đó HR sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng của bạn và từ đó có thể xem xét, đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển cũng như môi trường làm việc, văn hóa của công ty hay không.

1.2. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp

Xây dựng và lên cho riêng mình một mục tiêu nghề nghiệp không chỉ là thước đo để nhà tuyển dụng nhìn thấu được được định hướng, mong muốn và tham vọng trong sự nghiệp của bạn, mà còn là động lực để bạn thực hiện ước mơ, khát vọng theo khuôn khổ mà chính bản thân bạn đã vạch ra. Vì vậy, xác định mục tiêu nghề nghiệp có vai trò:

  • Giúp bạn xác định được mong muốn của mình, biết mình thích gì, cần làm những gì và thực hiện điều đó như thế nào, từ đó lên kế hoạch và lựa chọn phương pháp phù hợp để học tập, trau dồi bản thân để đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hiệu quả, tránh lãng phí thời gian vào những điều vô ích.
  • Tự tin hơn trong giao tiếp, có khả năng thể hiện quan điểm của bản thân về đam mê, định hướng nghề nghiệp đối với người thân gia đình, bạn bè.
  • Giúp bạn tăng tính trách nhiệm đối với cả bản thân và công việc.
Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp
Xác định được mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn tăng tính trách nhiệm đối với cả bản thân và công việc.

1.3. Khi nào cần viết mục tiêu nghề nghiệp

Bạn cần viết mục tiêu nghề nghiệp khi muốn viết CV để ứng tuyển vào vị trí công việc hoặc chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc vào bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào đó.

1.4. Nhà tuyển dụng cần điều gì khi xem mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên

Bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng?

Sự phù hợp của một ứng viên đối với vị trí ứng tuyển thể hiện rõ nhất ở mục tiêu nghề nghiệp hơn bất cứ phần nào khác.

Khi bạn thể hiện được lý tưởng mà bạn đang hướng đến, con đường mà bạn sẽ lựa chọn nghĩa là bạn đang thể hiện về tầm nhìn và ước vọng đối với sự nghiệp của chính mình, các khía cạnh về con người, tính cách cũng sẽ dần bộc lộ một cách rõ nét.

Chỉ từ những chi tiết nhỏ này, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng xem xét và đánh giá bạn có phù hợp với công việc này hay không.

Bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng?

Mỗi vị trí công việc đều có những yêu cầu, điều kiện khác nhau, không phải công việc nào cũng đòi hỏi những người có sự tham vọng hay cầu tiến, và cũng không phải không việc cũng phù hợp với những người thích sự an toàn và ổn định.

Vì vậy, nếu bạn không phù hợp với vị trí này thì chưa chắc bạn không phù hợp với vị trí khác. Điều cần làm của các ứng viên đó là hãy tìm hiểu kĩ về vị trí mà công ty đang tuyển dụng để nộp hồ sơ một cách chọn lọc, đưa ra mục tiêu phù hợp với nó, điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Bạn có gắn bó lâu dài với công ty?

Bất kì một công ty hay doanh nghiệp nào cũng đều muốn tuyển dụng những nhân viên có thể gắn bó lâu dài với họ, bởi những chi phí và thời gian dành cho tuyển dụng, đào tạo, quản lý là vô cùng đắt đỏ.

Cũng vì lý do đó mà hầu như các nhà tuyển dụng đều tránh làm việc với những người hay nhảy việc và không trung thành với công ty. Vì vậy, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên thể hiện được mục tiêu, định hướng của bản thân trong tương lai dài hạn, bày tỏ về nguyện vọng của mình muốn được đồng hành, cống hiến giúp công ty ngày càng phát triển.

Bạn có phải là một người biết làm việc khoa học?

Ngoài sự phù hợp và sự trung thành, nhà tuyển dụng cũng có thể nhìn thấu được tư duy khoa học của các ứng viên thông qua mục tiêu nghề nghiệp.

Với những ứng viên có tư duy nhạy bén và logic, họ biết bản thân mình thích điều gì, cần làm gì và nên thực hiện điều đó như thế nào.

Bạn có phải là một người biết làm việc khoa học?

Họ đặt ra mục tiêu phải hoàn thành điều đó trong bao lâu, 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí là hơn thế nữa, tầm nhìn của bạn trong tương lai cũng được bộc lộ rõ với cách sắp xếp và quản lý thời gian để đạt được điều này.

Cũng vì lẽ đó, các ứng viên nên vạch ra mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng trong ngắn hạn hoặc dài hạn, điều đó sẽ giúp bạn thu hút được các HR.

2/ Cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay trong CV

2.1. Cách viết mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn chính là những kế hoạch, dự định công việc trong tương lai gần (6 tháng đến 1 năm, dự định đó cụ thể và nằm trong khả năng của bạn. Thông thường, mục tiêu ngắn hạn được đánh giá là khá dễ dàng và đơn giản để đưa ra câu trả lời hợp lý.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong phần này hoặc không biết diễn đạt sao cho phù hợp, thì hãy dựa vào vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển cũng như bảng mô tả, yêu cầu công việc từ phía công ty tuyển dụng.

Từ đó, cho nhà tuyển dụng thấy những lợi ích, những hiệu quả công việc mà bạn đem về cho họ.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp vị trí Kế toán viên ngắn hạn:

“Tôi có các kỹ năng tính toán và tin học văn phòng tốt, được đánh giá là người cẩn thận trong công việc, vì vậy mục tiêu ngắn hạn của tôi là làm tốt được những yêu cầu do công ty đề cập trong bản tin tuyển dụng.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ không ngừng cố gắng nâng cao, trau dồi các kỹ năng mềm để nhanh chóng thích nghi với môi trường và văn hóa của công ty”

2.2. Cách viết mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn là những thành tựu, những mục tiêu mà bạn mong muốn có thể đạt được trong vòng 1 đến 3 năm đầu.

Bạn sẽ trở thành “kẻ lang thang” vô định nếu như không thể xác định được mục tiêu dài hạn cho mình. Đây là điều nhà mà nhà tuyển dụng không muốn gặp phải từ bất kỳ ứng nào nào.

Mục tiêu ngắn hạn chính là tiền đề, là bàn đạp để bạn xác định mục tiêu dài hạn. Từ mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng không chỉ nắm bắt được động cơ và mục đích mà bạn ứng tuyển này là gì mà còn biết được bạn có phải là một ứng viên có tầm nhìn xa hay không thông qua lộ trình mà bạn đã vượt qua.

Chính vì vậy, khi trình bày ở phần này, ứng viên nên đề ra những mục tiêu dài hạn phù hợp với sự phát triển chung của công ty, hãy thể hiện bạn sẽ đem lại lợi ích gì nếu như bạn trở thành nhân viên của họ.

Cách viết mục tiêu dài hạn
Bạn sẽ trở thành “kẻ lang thang” vô định nếu như không thể xác định được mục tiêu dài hạn cho mình.

Gợi ý cách ghi mục tiêu nghề nghiệp dài hạn:

“Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của tôi là được thăng chức lên vị trí trưởng phòng Kế toán- Tài chính với trình độ và nghiệp vụ chuyên môn xứng đáng. Tôi sẽ nỗ lực hoàn thành tốt nhất các mục tiêu ngắn hạn. Để mở đường cho những thành công sau này. Tôi tự tin rằng có thể hoàn thành những mục tiêu này”.

2.3. Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp trong vòng 3 – 5 năm tới

Cũng giống như mục tiêu dài hạn, mục tiêu trong vòng 3 đến 5 năm tới cũng gắn liền với mục tiêu, yêu cầu chung của công ty.

Tuy nhiên, ở phần này, bạn không thể biết trước và hình dung được cục diện của công ty trong vòng 3-5 năm tới.

Vậy nên, mục tiêu nghề nghiệp ở giai đoạn này. Tốt nhất hãy nên trình bày những thành tựu mà bản thân sẽ nỗ lực đạt được. Mang lại hiệu quả công việc, đem đến lợi ích cho công ty với một lộ trình thời gian rõ ràng hơn với một câu hỏi có yếu tố thời gian.

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV trong vòng 3 – 5 năm tới:

“Trong 3-5 năm tới, mục tiêu của tôi là trở thành một…, sẽ thật may mắn nếu công ty cho tôi một cơ hội để thực hiện mục tiêu của mình. Và để đạt được mục tiêu đề ra, năm đầu tiên này tôi sẽ làm những gì…, năm thứ 2 tôi sẽ… Tôi sẽ cố gắng hết sức “

2.4. Sinh viên mới ra trường viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thế nào

Những sinh viên mới ra trường đều có điểm chung là chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, vì vậy tâm lý chung của các bạn trẻ là luôn cảm thấy khó khăn khi xác định mục tiêu trong sự nghiệp của chính mình. Tốt nhất, ở phần này, các bạn nên trình bày mục tiêu của mình một cách ngắn gọn, súc tính, trung thực và mang tinh thần học hỏi cao.

Viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường như thế nào?
Những sinh viên mới ra trường đều có điểm chung là chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường:

“Hiện tại tôi đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhưng với những kỹ năng tôi đã được rèn luyện trong quá trình học tập tại trường, tôi thấy mình có khả năng và sẽ phù hợp với vị trí này.

Ngoài ra, tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn về marketing thông qua việc tham gia các khóa học để nâng cao kiến thức cũng như khả năng giao tiếp, kỹ năng… để phù hợp hơn với vị trí mà tôi đang ứng tuyển”.

2.5. Người có kinh nghiệm viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thế nào

Đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm, việc xác định mục tiêu nghề nghiệp trong CV sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Những kinh nghiệm và thành tích mà bạn đã đạt được trước đây chính là nền tảng để bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Tuy nhiên, các ứng viên nên cân nhắc là lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp để trình bày và tránh việc viết lan man, sáo rỗng và không liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Điều đó nhiều khi sẽ phản tác dụng, nhà tuyển dụng sẽ xem bạn là một nhân viên không trung thành và hay nhảy việc, điều này là không hề tốt cho bạn.

3/ Những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV xin việc

3.1. Viết mục tiêu nghề nghiệp chung chung, không rõ ràng

Mục tiêu nghề nghiệp là mục vô cùng cần thiết và quan trọng nên các ứng viên không nên trình bày một cách chung chung, không cụ thể và không mang những nét cá tính riêng của mình, bạn sẽ trở nên nhạt nhòa trong mắt nhà tuyển dụng.

Hãy đưa ra câu trả lời một cách rõ ràng, cụ thể với định hướng mang tính đặc trưng riêng để không bị nhầm lẫn so với các ứng viên khác.

Viết mục tiêu chung chung không rõ ràng
Trình bày một cách chung chung, không cụ thể sẽ khiến bạn trở nên nhạt nhòa trong mắt nhà tuyển dụng.

3.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp quá dài dòng

Đừng nghĩ viết nhiều sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, họ chi có trung bình 1 phút để đọc mẫu CV xin việc, vì vậy, nếu bạn viết quá lan man, lủng củng cũng sẽ khiến bạn mất điểm và cảm thấy khó chịu khi đọc CV của bạn.

Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong hồ sơ, nếu bạn viết quá dài dòng, nhà tuyển dụng sẽ không có đủ thời gian để tập trung vào những phần khác.

3.3. Viết mục tiêu không nhấn mạnh những giá trị bạn mong muốn tạo ra cho công ty

Ngoài việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách vạch ra một mục tiêu cụ thể với lộ trình rõ ràng thì các ứng viên cũng nên quan tâm đến việc nhấn mạnh về những giá trị bạn mong muốn tạo ra cho công ty. Việc chú ý đến sự phù hợp giữa mục tiêu cá nhân của bản thân và mục tiêu chung của công ty sẽ giúp CV của bạn thu hút hơn bất kì CV nào khác.

3.4. Không có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

Như đã đề cập ở trước đó, một câu trả lời chính xác và đầy đủ về mục tiêu nghề nghiệp sẽ đầy đủ 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong CV.

Thiếu đi một trong 2 mục này sẽ khiến cho phần trình bày của bạn không hoàn chỉnh, không có sự liên kết, và dĩ nhiên nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá được bạn có phù hợp, có gắn bó lâu dài với công ty, doanh nghiệp của họ hay không.

Không có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

3.5. Xuất hiện nhiều lỗi chính tả và diễn đạt lủng củng

Không những khi viết CV mà việc xuất hiện lỗi chính tả ở bất kì văn bản nào khác cũng là điều tối kỵ và không thể chấp nhận được.

Việc xuất hiện lỗi này thể hiện bạn là một người cẩu thả, không chuyên nghiệp và có thể được xem là một để tâm vào phần trình bày cũng như công việc mà mình đang ứng tuyển.

Vì vậy, để hạn chế điều này, các ứng viên nên kiểm tra thật kỹ trước khi gửi hồ sơ của mình đến tay nhà tuyển dụng nhé!

3.6. Viết mục tiêu nghề nghiệp quá ảo tưởng, xa vời với thực tế

Sẽ rất tốt và ấn tượng nếu như mục tiêu nghề nghiệp bộc lộ rõ ràng về lộ trình cũng như tham vọng trong sự nghiệp của ứng viên. Tuy nhiên, tham vọng không đồng nghĩa với ảo tưởng, ba hoa, xa vời với thực tế.

Nhà tuyển dụng có con mắt cực kì tinh tường vì vậy hãy trung thực với nhà tuyển dụng và chính bản thân bạn. Hãy xác định và đưa ra mục tiêu một cách thực tế, có khả năng trong tầm tay bạn một cách phù hợp và cầu tiến nhất.

4/ Mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng trong CV – Một số mẹo viết

4.1. Trình bày mục tiêu ngắn gọn, cụ thể

Sau khi tham khảo những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp như ở trên, có lẽ ứng viên cũng đã hiểu lý sao tại sao không nên trình bày mục tiêu nghề nghiệp dài dòng và lan man.

Hãy trình bày bố cục một cách thông minh và dễ hiểu, tập trung cô đọng câu trả lời sao cho hoàn chỉnh và đủ ý.

4.2. Gắn liền với yêu cầu công việc

Dù bạn là một “newbie” hay là một “lão làng”đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình viết mục tiêu nghề nghiệp nói riêng và CV nói chung, thì điều mà nhà tuyển dụng quan tâm vẫn là năng lực và kỹ năng của nhân sự.

Đừng quá “tham” và cố gắng điền nhiều nhất có thể mà hãy tập trung vào những kỹ năng yêu cầu liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Tập trung vào kỹ năng liên quan đến vị trí công việc
Tập trung vào những kỹ năng yêu cầu liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

4.3. Thu hút sự chú ý ngay lập tức

Cách để HR bị thu hút ngay lập tức khi đọc mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên đó là có bố cục rõ ràng và dễ hiểu.

Việc trình bày một cách thông minh và khoa học sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác định đâu là phần mục tiêu ngắn hạn, đâu là phần mục tiêu dài hạn.

Ngoài ra, hãy lựa chọn những công việc có “profile chanh sả” và có liên quan đến công việc mà bạn đang muốn được tuyển dụng.

4.4. Thể hiện cá tính, phẩm chất ứng việc

Ngoài những mẹo viết trên, muốn viết mục tiêu nghề nghiệp hay thì bạn phải thể hiện hiện được nét riêng và cá tính của bạn.

Bởi vậy, sau khi tìm hiểu cũng như lên ý tưởng về những mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, bạn nên và cần kết hợp với định hướng riêng của mình để cho ra một câu trả lời vừa hoàn chỉnh vừa mang những đặc trưng riêng để không trở nên nhạt nhòa so với các ứng viên khác.

4.5. Chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí công việc, không đi xa với thực tế

Hãy xác định được bản thân đang ở đâu, năng lực và kỹ năng có những gì để đề ra mục tiêu trong công việc một cách phù hợp, cụ thể và không xa vời thực tế.

Đừng cố gắng viết những mục tiêu quá xa vời, điều đó sẽ phản tác dụng và bạn sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

4.6. Chỉ ra rõ những công việc, nghề nghiệp bạn theo đuổi

Sau khi chỉ ra những công việc mà bạn đã từng làm, hãy trình bày những công việc, nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá một cách chính xác rằng bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng, với yêu cầu trong bản mô tả công việc.

Nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp của bạn
Chỉ ra rõ những công việc, nghề nghiệp bạn theo đuổi.

5/ Những câu trả lời chung nhất về mục tiêu nghề nghiệp áp dụng cho ứng viên ở bất kì trình độ nào

Để có thể trả lời hoặc trình bày về mục tiêu nghề nghiệp một cách tốt nhất, các ứng viên có thể áp dụng những mẫu câu trả lời chung nhất dưới đây:

  • Có cơ hội để thử sức và làm việc trong một công ty lớn, vận dụng tất cả những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã được học hỏi vào công việc, làm tốt những yêu cầu công việc được đưa ra và góp sức giúp công ty ngày càng phát triển, đạt được mục tiêu và hoàn thành sứ mệnh.
  • Trở thành một doanh nhân thành đạt, có cơ hội được thăng tiến, được cống hiến hết khả năng và sức lực vì mục tiêu chung của công ty.
  • Trở thành một người có tư tưởng và lối sống rõ ràng, tự do tài chính bản thân, gắn bó và làm việc lâu dài cho một công ty.
  • Được làm việc trong một môi trường năng động, sáng tạo, có cơ hội thỏa sức trình bày về những quan điểm, ý tưởng đối với công việc mà mình đam mê.
  • Làm việc trong một môi trường có tính kỷ luật, giúp bản thân có khả năng chịu được áp lực, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống một cách tốt nhất.
  • Trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực “…”, là nguồn cảm hứng và động lực đối cho tất cả mọi người xung quanh mình.
  • Không chỉ nắm chắc những kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng mềm khác để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

6/ Mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh hay nhất

  • Marketing: In the future, I want to become a marketing expert with huge passion for media, advertising, and technology, a promotional staff in VNP Inc to work with the team in building highly effective advertising solutions for clients.
  • Kế toán: I want to work as a senior accountant with experience in both the public and private sectors, and also become a person to lead sustainable change at your company.
  • Ngân hàng: Become a dedicated banking specialist with in-depth knowledge of banking strategies and methods. Hoping to secure a position as a banker in an organization where my abilities will be maximized.
  • IT- lập trình viên: A self-motivated IT professional with huge knowledge and proficiency in JavaScript, HTML, CSS, and mobile responsive web development, as well as strong skills and ability in writing clean and efficient code, seeks the position of Front-End Web Developer with XXX Tech.
  • Giáo viên: Become a teacher to use my strong passion for children’s development, together with skills and experience that will enable me to make a significant difference at your school.
  • Kỹ sư: With a bachelor’s degree in Electrical Engineering Technology and a three-year field experience with electrical distribution systems, my goal is to find a full-time electrical engineer position and continue to provide electrical testing and engineering services in industrial environments.
  • Sales – bán hàng: Have a sales job that offers a vibrant workplace where I can use my solid sales experience and proven customer-relationship strengths to achieve challenging sales goals.
  • Nhân sự: To give my best performance as a human resource specialist in your reputable organization, bringing strong knowledge of human resource policies and ability to utilize this knowledge in meeting deadlines.
  • Phân tích tài chính: Seeking the position of a financial analyst with an organization that offers challenging tasks, ample incentives, and opportunity to contribute to its growth and productivity.
  • Y tá: To work as a nurse in a big hospital, providing quality support to other professionals such as doctors and surgeons in giving high quality healthcare service to the public.

7/ Tổng hợp 17 ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp hay trong các ngành nghề cụ thể

  • Marketing: Tôi muốn trở thành một marketer có niềm đam mê lớn về lĩnh lực truyền thông, quảng cáo và công nghệ. Mong muốn sẽ trở thành một nhân viên quảng cáo tại tập đoàn Vinamilk, có cơ hội làm việc và học hỏi kinh nghiệm với những người thành công đi trước, tạo dựng và nâng cao các giải pháp quảng cáo đem lại giá trị cho khách hàng.
  • Ngân hàng: Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng của tôi là được làm việc trong một ngân hàng MB bank, có thể vận dụng hết kiến thức chuyên môn và các kỹ năng giao tiếp, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề một cách triệt để.
  • Kế toán: Trở thành một kế toán viên có lĩnh vực chuyên môn cao, ghi chép chính xác và hệ thống hóa các hoạt động kinh tế, tài chính một cách đầy đủ để giúp các nhà quản lý của công ty nắm bắt kịp thời tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kế hoạch và chính sách quản trị phù hợp.
  • Bán hàng – Kinh doanh: Trở thành một nhân viên bán hàng linh hoạt, sáng tạo, vận dụng và sử dụng tốt các kỹ năng mềm, kinh nghiệm thực tế để giúp công ty gia tăng doanh số bán hàng, đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
  • Lễ tân: Được làm việc trong một môi trường cởi mở, năng động, có cơ hội thăng tiến ,cống hiến và gắn bó với công ty lâu dài. Sử dụng tất cả những kỹ năng sẵn có để trở thành một lễ tân chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, khéo léo giúp khách hàng có thiện cảm và ấn tượng với công ty, doanh nghiệp.
  • IT – Lập Trình: Tôi sẽ sử dụng toàn bộ năng lực và kiến thức chuyên môn ngành IT của bản thân khi có cơ hội được làm việc tại một công ty lớn và uy tín như của bạn, giúp các cá nhân, tổ chức của công ty dễ dàng sử dụng và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả.
  • Quản lý: Với tấm bằng Quản trị nguồn nhân lực và kinh nghiệm thực tập tại công ty ABC, tôi đã, đang và sẽ ngày càng phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo vững chắc. Vì vậy tôi muốn tìm kiếm một công việc ở vị trí quản lý để có cơ hội đưa ra những phương pháp phân tích, những ý tưởng sáng tạo cùng với kiến thức về sản phẩm và khả năng tổ chức.
  • Luật sư: Sau hai năm kinh nghiệm làm luật sư bào chữa tại phiên tòa, tôi muốn tìm một vị trí áp lực hơn, thách thức hơn, áp dụng tất cả hiểu biết, kiến thức về luật vào công việc của mình.
  • Sales: Nếu được ứng tuyển vào vị trí quản lý bán hàng tại công ty của bạn, tôi có thể sử dụng 5 năm kinh nghiệm của mình để quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng, phát triển mối quan hệ với khách hàng giúp công ty đạt mục tiêu doanh số cũng như doanh thu bán hàng.
  • Kỹ sư: Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề và quản lý các giai đoạn của hoạt động kỹ thuật, tôi muốn ứng tuyển vị trí quản lý tại công ty ABC của bạn. Mục tiêu của tôi khi được làm việc tại công ty là cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất với sự tập trung vào các vấn đề môi trường, an toàn và sức khỏe.
  • Giáo dục: Áp dụng những kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình đứng lớp để truyền đạt toàn bộ những kiến thức của mình cho các em học sinh, tìm kiếm và thay đổi những phương pháp phù hợp hơn để các em nhanh chóng nắm được bài giảng, nâng cao trình độ cũng như sự yêu thích của các em đối với môn tiếng Anh.
  • Tài chính: Trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và đầy thách thức, đây sẽ là cơ hội để tôi thể hiện bản thân với những kiến thức và niềm đam mê mãnh liệt, đưa ra những quyết định tài chính chính xác cho công ty.
  • Du lịch: Trở thành một tư vấn viên du lịch với 4 năm kinh nghiệm chuyên môn trong ngành. Mong muốn làm việc tại một vị trí về du lịch tại công ty và được thăng chức lên vị trí Trợ lý quản lý trong vòng một năm.
  • Báo chí: Với tác phong chuyên nghiệp, nhiệt huyết và 3 năm kinh nghiệm làm việc dưới áp lực cao tại công ty ABC, tôi mong muốn được làm việc ở vị trí Phóng viên Tin tức tại một công ty truyền thông uy tín, nơi tôi thu thập và báo cáo thông tin về một số vấn đề thực tế.
  • Nhân lực: Với tấm bằng về Quản lý nguồn nhân lực, tôi muốn làm việc ở vị trí Quản trị nhân sự tại Công ty XYZ của bạn để áp dụng tất cả các kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, kỹ năng văn thư và kiến thức về lĩnh vực này vào công việc một cách tối ưu nhất.
  • Y tá: Trở thành một Y tá trong bệnh viện/ phòng khám ABC của bạn, để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân và tư vấn, giáo dục họ về cách bảo vệ sức khỏe. Tôi sẵn sàng làm việc cả ca đêm và ca sáng, định hướng gắn bó lâu dài với công ty.
  • Kỹ sư thiết kế: Trở thành một nhà thiết kế sáng tạo với kinh nghiệm vượt trội trong thiết kế, sử dụng thành thạo công cụ AutoCAD, được trải nghiệm một môi trường đầy thách thức, đòi hỏi tính chuyên môn cao.

8/ Kết luận và lời khuyên khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

8.1. Kết luận

Muốn sở hữu cho mình một CV hoặc một câu trả lời hoàn hảo trong buổi phỏng vấn, các ứng viên không thể bỏ qua việc đầu tư “mục tiêu nghề nghiệp” một cách thật chuyên nghiệp.

Hãy tìm hiểu thật kỹ về cách viết cũng tham khảo những mẫu mục tiêu nghề nghiệp và ý kiến từ những tiền bối đi trước để tránh những lỗi sai không đáng có khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn có cơ hội lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.

Hãy đầu tư một cách chỉnh chu và chuyên nghiệp
Hãy đầu tư một cách chỉnh chu và chuyên nghiệp

8.2. Lời khuyên

Hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường hoặc không có kinh nghiệm thường không xem trọng phần mục tiêu công việc, thậm chí còn bỏ qua phần này vì không hiểu rõ vai trò quan trọng của nó.

Đây là một sai lầm quan trọng dẫn đến nhiều ứng viên bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, thậm chí là bị loại ngay lập tức nếu như gặp phải những HR “khó tính”. Vì vậy, các bạn phải tìm kiếm một mục tiêu nghề nghiệp cho riêng mình, trình bày một cách trung thực, gắn liền với thực tế và thể hiện được cá tính riêng của bản thân giữa hàng trăm, hàng nghìn thí sinh khác.

Trên đây là tổng hợp về những thông tin cũng như cách viết, các lỗi sai thường gặp và các mẹo khi viết về mục tiêu nghề nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có được cái nhìn tổng quan cũng như các những thông tin hữu ích giúp cho CV hoặc câu trả lời khi phỏng vấn của bạn được trau chuốt và chuyên nghiệp hơn. Chúc các bạn may mắn và thành công!

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here