Mục lục
Xu hướng trong ngành nhân sự hiện nay là ứng dụng công nghệ để kiến tạo nguồn nhân lực số và Trí tuệ nhân tạo (AI). AI có thể được dùng trong quá trình tiếp cận, đánh giá và sàng lọc ứng viên một cách tự động để đảm bảo tiết kiệm thời gian, nhân sự và đặc biệt là loại bỏ sai sót và định kiến cá nhân. Ở một vài chức năng, công nghệ AI trong ngành nhân sự hoạt động giống như bộ óc phân tích của con người, nhưng tất nhiên là với quy mô và tốc độ mà con người khó có thể đạt được.
Công nghệ AI xuất hiện rất đúng thời điểm. Sẽ rất khó để tối ưu hoạt động quản lý nhân sự nếu không có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Nếu bạn là một Giám đốc nhân sự (CHRO) hoặc Lãnh đạo nhân sự muốn ứng dụng công nghệ AI thì đây chính là việc đầu tiên mà bạn cần phải làm: Kiểm tra chất lượng khung năng lực của doanh nghiệp.
Năng lực nhân viên gồm 3 yếu tố chính: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ cần thiết để hoàn thành các công việc hiệu quả ở cả hiện tại và trong tương lai. Những điều này có thể xác định được nếu doanh nghiệp xây dựng thành công mô hình chuẩn khung năng lực.
Tại sao nhà quản trị nhân sự nên xây dựng khung năng lực
Công nghệ AI trong ngành nhân sự phát huy giá trị một cách mạnh mẽ khi hoạt động ở quy mô lớn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn lực. Ứng dụng AI trong quá trình tuyển dụng và đào tạo đòi hỏi doanh nghiệp phải có cái nhìn rõ ràng và thống nhất về yêu cầu công việc. Đây cũng chính là chức năng của khung năng lực.
Dựa vào đó, công nghệ AI có thể đánh giá chính xác khả năng của ứng viên. Đây chính là nền tảng để doanh nghiệp tuyển chọn nhân sự và xây dựng lộ trình đào tạo hiệu quả.
Tóm lại, khung năng lực rất quan trọng để phát huy hiệu quả của công nghệ AI trong ngành nhân sự. Thực tế, mọi ứng dụng trí tuệ nhân tạo đều phụ thuộc vào tiêu chuẩn hóa để dễ dàng mở rộng quy mô và năng lực.
Yêu cầu về khung năng lực trong doanh nghiệp
Một khung năng lực đúng chuẩn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Để hiểu tầm quan trọng của khung năng lực đối với việc ứng dụng AI, hãy xem xét hai quy trình nhân sự quan trọng sau: Tuyển dụng và Đào tạo
Ứng dụng AI trong quá trình tuyển dụng
Công nghệ đã thay đổi hoàn toàn bối cảnh tuyển dụng. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tiếp cận thông tin ứng viên qua các trang website việc làm. Tại đó, khối lượng ứng viên xin việc thường lên tới hàng nghìn người với mức năng lực, kinh nghiệm, công việc mong muốn hoàn toàn khác nhau.
Thực tế, người nhân sự không thể tự sàng lọc, đánh giá một khối lượng lớn thông tin như thế. Chưa kể khi việc đánh giá ứng viên được thực hiện bởi con người sẽ không thể đảm bảo tính khách quan tuyệt đối. Hơn nữa, điều này còn khiến doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, cũng như nguồn lực. Đây chính là lý do ngành nhân sự cần có sự hỗ trợ của công nghệ AI.
Các bước vận hành của công nghệ AI
Khung năng lực hỗ trợ công nghệ AI trong bước 2 và bước 3, giúp cung cấp những năng lực mà vị trí tuyển dụng yêu cầu để tạo cơ sở đánh giá ứng viên. Nó còn cho phép doanh nghiệp xếp hạng mức độ phù hợp của ứng viên. Khi số lượng dữ liệu tăng lên, tính chính xác của quá trình chọn lọc này vẫn được đảm bảo bởi công nghệ AI.
Tất cả những quyết định tuyển dụng và tuyển chọn nếu không dựa trên nền tảng khung năng lực đều không đáng tin cậy.
Doanh nghiệp rất khó để tìm được người có đầy đủ năng lực và hiệu suất làm việc cao nếu không xây dựng được một chuẩn mực năng lực ngay từ đầu. Nếu không có khung năng lực thì dù công nghệ AI có được triển khai, cũng sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Ứng dụng AI trong quá trình đào tạo
Thách thức lớn nhất trong đào tạo nhân viên là giúp họ xác định con đường nghề nghiệp phù hợp. Các nhà quản trị nhân sự đều nhận thức được rằng việc đảm bảo cơ hội thăng tiến cho nhân viên là yếu tố quyết định trong việc giữ chân nhân sự.
Việc lựa chọn các nhân viên có năng suất làm việc cao để trao cho cơ hội thăng tiến thường chỉ phục vụ cho mục đích phát triển của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến sự phát triển của nhân viên. Nhưng công nghệ AI có thể cân bằng được điều này, đem đến lợi ích cho sự phát triển nghề nghiệp của người lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hình thức đào tạo truyền thống mà các doanh nghiệp thường áp dụng đang tồn tại 2 bất cập lớn.
Thứ nhất là chương trình đào tạo được áp dụng cho tất cả nhân viên, không quan trọng việc họ có thật sự áp dụng những kỹ năng này trong công việc hay không. Thứ hai là các nhà quản trị chưa có kế hoạch phù hợp cho hoạt động đào tạo nhân viên. Phần lớn các chương trình đào tạo chỉ được đề xuất khi sự thiếu sót trong năng lực của nhân viên gây ảnh hưởng đến công việc mà họ đang đảm nhận.
Nhìn chung, doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm nhân viên đang có và đang thiếu năng lực gì để đưa ra chương trình đào tạo phù hợp và kịp thời. Điều này đã làm giảm tính hiệu quả của quá trình đào tạo.
Khi ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động nhân sự, năng lực ứng viên sẽ được đánh giá ngay từ quá trình chọn lọc hồ sơ. Dựa vào đây, doanh nghiệp sẽ xác định được những năng lực mà nhân viên còn thiếu. Đây là cơ sở để nhà quản trị nhân sự thiết lập chương trình đào tạo phù hợp. Công nghệ AI sẽ nâng quy trình đào tạo và phát triển của doanh nghiệp lên một cấp độ mới.
Tóm lại, khung năng lực có mối liên hệ chặt chẽ với việc triển khai công nghệ AI trong ngành nhân sự. Vì thế, bước đầu tiên mà các nhà quản trị nhân sự cần thực hiện để tận dụng lợi ích của AI là thiết lập khung năng lực đúng chuẩn. Để từ đó có thể phát huy tối đa tiềm năng của công nghệ này.