Tâm thư của bố: “Nghèo chẳng xấu, nghèo tư tưởng mới đáng sợ”

0
1426

Con gái à! Con chính là người yêu bé nhỏ của bố, cám ơn cuộc đời vì cho phép bố dành trọn yêu thương cho con! Bố chắc chẳng thể đi với con đến cuối cuộc đời này được, nhưng bố tin rằng một chàng trai may mắn nào đó sẽ yêu con và trân trọng con hết mực giống những gì bố đã yêu thương con.

Gửi con gái yêu của bố!

Con vẫn giận bố à? Con trách rằng bố không đồng ý với những gì con mong muốn. Con dẫn bạn trai tới gặp bố và nói: “Bố, con muốn được gả cho anh ấy”, Bố gằn giọng không cho phép bởi vì chữ “Nghèo”.

Bố vẫn còn nhớ như in ánh mắt con nhìn bố lúc đó, như muốn hét to lên rằng bố của con là một người bảo thủ và cổ hủ.

Bố buồn chứ, không gì buồn hơn khi chính con gái bé bỏng của mình hiểu lầm.

Cho rằng bố cổ hủ hay bảo thủ cũng được nhưng bố muốn chia sẻ cho con biết về một câu chuyện của bố và mẹ. Bố và mẹ chưa từng hưởng qua hạnh phúc, việc gì cũng vâng vâng dạ dạ, cha mẹ đặt đâu thì con ngồi vào đó. Tình yêu khó khăn có được nhưng vì chính đồng tiền lại làm tác động đến mọi thứ, mẹ con mang thai con nằm viện, bố thì chạy đi kiếm tiền xoay sở không dám nghỉ một ngày vì sợ cắt tiền thưởng. Đôi khi đồng tiền không mua được hạnh phúc nhưng chính nó lại làm biến chất một con người, chỉ khi chúng ta nghèo đói thì mới hiểu được sự thống khổ của nhân gian, hiểu rõ tận cùng của thiện và ác. Chẳng duyên cớ gì mà nhiều người lại đánh mất sự tôn nghiêm của mình.

Điều kinh khủng nhất của chữ “nghèo” không đến từ việc không có tiền mà đến từ việc “nghèo” trong tư tưởng, không nhìn thấy tương lai trên chính con người đó.

Bố sẽ nói cho con nghe quan điểm của bố về cái nghèo ở cậu ta

Nghèo khí chất

Con có nhận ra điều này không, khi đứng trước mặt bố ánh mắt cậu ta nhấp nháy, dường như thiếu tự tin và sức sống. Bố đã hỏi về dự định của cậu ta về tương lai của hai đứa thì ấp úng chẳng nói nên lời.’

Cậu ta nói rằng: “Con bây giờ chưa có tiền mua nhà, mua xe”

Bố chẳng phải người tham phú phụ bần, không phải vì chê bai cậu ta không có tiền mà bố không thích cậu ta bởi vì “nghèo” khí chất, không có ý chí quyết đoán để kiếm tiền.

Con đã từng hỏi bố rằng “Một công ty triệu đô và một thanh niên xuất phát từ nghề nông, bố chọn ai?” Bố đã trả lời con là chuyện đó thật khó nói. Con đừng quá tin vào những gì thấy trước mắt, mọi chuyện đều phải tìm hiểu kỹ mảng chìm của nó. Nghèo thì đã sao, ai mà chẳng xuất phát từ một người nghèo hả con?

“Bần hàn khó sinh quý tử” Nghèo không xuất phát từ xuất thân bần hàn mà chính là từ tư duy nghèo nàn.

Không phải bố đã từng nói với con điều này “Sợ nhất cuộc đời con quá tầm thường vô vị, mà lại tự an ủi rằng mình bình thường đáng quý.”

Ai mà chẳng muốn tìm cho mình một tình yêu cháy bỏng. Nhưng khi trở về với hiện tại con phải đối mặt với đủ mọi vấn đề về cơm áo gạo tiền, không lẽ con định suốt đời ăn cơm ở canteen, ngâm mình trong thư viện, lay lắt cho qua ngày. Cậu ta không thể bảo vệ được con trong cuộc sống này. Thậm chí cậu ta chưa từng có suy nghĩ là sẽ bảo vệ cho con.

Hỏi thử sao bố có thể yên tâm được!

“Giàu có mới biết lễ tiết, no ấm rồi mới biết vinh nhục.”

Đàn ông không sợ nghèo, chỉ sợ cả đời này can tâm tình nguyện chịu nghèo.

Nghèo giáo dục

Có lần con có kể về gia đình cậu ấy, bảo rằng gia đình cậu ấy đều chơi bài bạc.

Bố vừa nghe đã biết, cậu ấy vì sao mà trở thành người “nghèo tư duy” rồi.

Với cái tuổi đi gần hết quãng đời người, bố nhận thấy rằng mỗi người đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ nhân cách và quan điểm gia đình, dù nhiều hay ít thì đó là điều chắc chắn có, bố đã nhìn thấy nó đang hiện hữu trong con người cậu ấy.

Con có từng biết đến một câu chuyện nổi tiếng dựa trên thử nghiệm có thực kể về phân chia Thiên Nga và Ngỗng?. Trong công chuyện kể về 1 quả trứng Thiên Nga bỏ vào đám trứng Ngỗng, sau khi lớn mới phát hiện Thiên Nga chẳng thể bay. Điều đó con hiểu là gì không? Vốn dĩ Thiên Nga là loài biết bay cơ mà.

Câu chuyện bố đề cập giống như chúng ta vậy.

Nhận thức của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều vào hoàn cảnh và môi trường giáo dục, con có phải định hướng rằng sau này con của mình phải học những môi trường quốc tế, môi trường đạt chuẩn, chính điều này cũng đã tự định nghĩa trong con giáo dục là phần làm thay đổi cả một thế hệ tư duy.

Gia đình nghèo, dẫn đến giáo dục nghèo, lại thêm tầm nhìn hạn hẹp khiến cậu ta trở thành một người đã hơn hai mươi mấy tuổi mà vẫn chưa làm được một điều gì và hoàn toàn thiếu ý chí.

Nghèo kinh tế.

Bố thấy rằng điều kiện gia đình cậu ta không tốt, nhưng không sao thời đại này mang đến cho con những cơ hội, chỉ cần có chí thì bố tin rằng hai con sẽ thành công.

Nhưng điều đáng tiếc, bố nghe được rằng sau khi cưới, con phải ở nhà lo việc chăm sóc con cái và phụng dưỡng bố mẹ chồng.

Chẳng phải bàn cãi gì nữa bố thấy rằng gia đình cậu ta không những nghèo về tư duy giáo dục và còn cổ hủ đến vậy, nói cho văn minh là truyền thống nhưng thật tế điều đó gọi là sự ngu dốt.

Bố không thể chấp nhận cho con sống một cuộc đời tẻ nhạt. Bố càng không muốn nhìn con và cháu mình ràng buộc cuộc đời với những suy nghĩ lạc hậu.

Bố chẳng thể đành lòng thấy con còn trẻ mà phải cúi đầu trước cuộc sống, một mình rơi lệ, bố thà không gả con cho ai chứ không muốn con gái bé bỏng của mình vào gia đình mà tương lai vừa nhìn vào là đã thấy tối tăm.

Bố mẹ cực khổ cả đời vì con cũng chỉ mong sau này con có thể lấy được một người cho con chỗ dựa và cùng con tạo ra một tương lai tốt đẹp.

Cuộc đời này của bố, những thứ nên ăn, nên chơi, nên nhìn, nên làm, tốt có, xấu có, thành công có, thất bại có, sướng có, khổ có, bố đều đã thử qua.

Nói thực lòng, giả sử ngày mai xa lìa cõi đời này, cũng chẳng có gì phải hối tiếc.

Chỉ duy nhất có con là bố không đành lòng…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here