Mục lục
Quy trình đào tạo nhân viên mới là một trong những công việc quan trọng của bộ phận nhân sự. Các bước đào tạo nhân viên mới bài bản sẽ tạo tiền đề hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng. Cùng điểm qua 5 bước của quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả được ứng dụng phổ biến hiện nay:
Xem thêm:
Vai trò của việc thực hiện quy trình đào tạo nhân viên mới
Những nhân viên mới được ví như “trang giấy trắng” khi mới bước chân vào công ty. Họ ít nhiều sẽ cảm thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc, quy trình làm việc,… Nếu không được đào tạo, hướng dẫn tận tình sẽ khiến họ kéo theo tâm lý lo sợ, bỏ việc.
Quy trình đào tạo nhân viên mới sẽ giúp nhân sự nắm bắt cơ bản quy trình làm việc, năng suất và các lưu ý khi thực hiện công việc. Ngoài ra, thông qua hoạt động đào tạo, nhân viên sẽ hiểu hơn về văn hóa công sở của công ty, về đồng nghiệp,..
Quy trình hướng dẫn công việc tận tình, chuyên nghiệp còn giúp nhân viên có thêm thiện cảm hơn với doanh nghiệp. Từ bỏ, loại bỏ được tâm lý lo sợ ban đầu, thích nghi với công việc tốt hơn.
Đối với mối quan hệ với đồng nghiệp, nhân viên mới sẽ có cơ hội hòa đồng hơn, tạo nên mối quan hệ đoàn kết, gắn bó và cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển không ngừng.
Quy trình đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp
Dưới đây là quy trình đào tạo nhân viên mới cơ bản dành cho doanh nghiệp:
Bước 1: Tuyển dụng và chuẩn bị đào tạo
Thông qua hoạt động tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được các ứng cử viên xuất sắc nhất phù hợp với vị trí việc còn trống. Sau đó, bộ phận nhân sự sẽ gửi thông báo đến các đơn vị có trách nhiệm để chuẩn bị cho quy trình đào tạo.
Sau khi tiếp nhận thông báo, bộ phận có liên quan sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo cho nhân sự mới. Lưu ý, kế hoạch cần hướng đến các hoạt động nhằm tạo sự gắn kết, thỏa mái nhằm tạo điều kiện cho nhân viên mới hòa nhập vào hoạt động của doanh nghiệp..
Bước 2: Chào đón và giới thiệu nhân viên mới
Tiếp theo, hãy tiếp đón và tiến hành giới thiệu nhân viên mới đến các phòng ban, thành viên trong doanh nghiệp. Đây là một quy trình đơn giản, ngắn gọn nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua.
Thông qua việc giới thiệu, chào đón, họ sẽ cảm thấy bản thân được coi trọng tại môi trường làm việc này. Đây cũng là phương pháp giúp mọi người làm quen với nhau và cùng hợp tác trong quá trình làm việc.
Bước 3: Truyền tải sứ mệnh và văn hóa công ty
Để có thể làm tốt công việc, trước tiên, nhân viên cần hiểu rõ về công việc và công ty. Thông qua việc truyền tải sứ mệnh và văn hóa công ty, lãnh đạo công ty đã gửi gắm mục tiêu và sự kỳ vọng vào đội ngũ nhân viên kế tiếp.
Ngoài ra, hãy liệt kê các thành tựu mà công ty đạt được trong giai đoạn thành lập và phát triển. Đây là cách để nhân viên bước đầu yêu thích, tự hào về công việc của mình.
Bước 4: Đào tạo kỹ năng chuyên môn
Bước đào tạo kỹ năng chuyên môn là công đoạn quan trọng nhất trong quy trình đào tạo nhân viên mới. Người đào tạo sẽ hướng dẫn chuyên sâu về các nội dung liên quan đến công việc, quy trình, cách thức làm việc.
Công đoạn này có tác giúp giúp đẩy nhanh quá trình tìm hiểu, thích nghi của nhân viên. Nhờ đó, giúp nhân viên mới sớm bắt tay vào quá trình công tác.
Một số nội dung cần có trong bước đào tạo kỹ năng chuyên môn là:
- Giới thiệu tổng quan về lĩnh vực hoạt động, sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
- Vị trí công việc mà nhân viên mới sẽ đảm nhiệm.
- Tính chất cụ thể công việc.
- Các kỹ năng mềm khi thực hiện công việc
Bước 5: Đánh giá quy trình đào tạo nhân viên mới
Sau khi kết thúc quá trình đào tạo chuyên môn, nhân viên mới sẽ được tham gia một buổi chia sẻ với đại diện công ty. Tại đây, họ sẽ được nói lên các ý kiến của mình. Ngoài ra, nhà quản lý sẽ liệt kê chi tiết các ưu, nhược điểm của từng nhân viên trong thời gian đào tạo.
Cuối cùng, nhân viên sẽ làm một bản báo cáo, tự đánh giá quá trình làm việc và một số cam kết cần hoàn thiện khi được trở thành nhân viên chính thức.
Doanh nghiệp nếu muốn xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới bài bản và chuyên nghiệp cần tìm hiểu về năng lực của từng nhân sự. Để từ đó có hướng đi đúng đắn, phù hợp nhất với từng cá nhân để họ phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Source: Jobtest