PHẦN 1 – Những cách sinh viên nên ghi nhớ để hòa nhập trong môi trường làm việc đầu tiên

0
1013

 

Sự nghiệp của mỗi người là một quá trình dài trong đó công việc đầu tiên chỉ là viên gạch khởi đầu. Ở từng công việc, bạn sẽ học được các kỹ năng mới cũng như nâng cao các kỹ năng cũ. Các kỹ năng sống này không chỉ đơn giản là các kiến thức như: quản lý cơ sở dữ liệu, dược phẩm. Chúng có thể cách thức quản lý dự án, xây dựng quan hệ với khách hàng, phát triển kinh doanh, đàm phán với khách hàng, … Bạn có thể áp dụng chúng vào bất kỳ lĩnh vực nào. Quá trình này cũng giúp bạn nhận ra được phong cách làm việc của bản thân,  Bạn thích làm việc theo nhóm hay độc lập? Bạn có sở trường về tài chính không?… Chuyến hành trình này sẽ xây dựng cho cho bạn các kỹ năng sống và kinh nghiệm ngày càng vững vàng hơn. Từng bước, từng bước bạn sẽ nhận ra con đường sự nghiệp của mình. Dưới đây JobTest sẽ chia sẻ 7 điều mà một sinh viên mới tốt nghiệp nên ghi nhớ cho môi trường làm việc đầu tiên của mình

 

1. Thay đổi cách ăn mặc

Đối với môi trường làm việc như ngân hàng, nhà nước,… thì thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công sở của bạn.

 môi trường làm việc

 

2. Tạo ấn tượng đầu tiên với mọi người

Khi lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt hướng tới. Với một vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè, run rẩy sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng bạn là người thiếu tự tin, hờ hững, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, hãy ăn mặc thật đẹp (không màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện và lịch sự đối với tất cả mọi người bạn gặp. Đây là cách an toàn nhất vì dù môi trường làm việc có thoải mái hay quy củ thì bạn cũng không lâm vào thế bị động.

 môi trường làm việc

 

3. Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp

Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp. Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn mình chuyên nghiệp hơn.

 

4. Đặt nhiều câu hỏi

Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu bước vào môi trường làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm đáng tiếc.

 môi trường làm việc

 

5. Sẵn sàng pha cà phê

Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên. Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp này rất hiệu quả.

 

6. Luôn đúng giờ

Hãy luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh. Nếu cuộc họp bắt đầu lúc 10g, bạn nên đến sớm hơn. Dù tắc đường hay do thời tiết xấu, bạn cũng không nên đến muộn vì kỹ năng quản lý thời gian rất quan trọng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bạn nên đến sớm hơn mọi người và ra về muộn hơn mọi người.

 

 môi trường làm việc

 

7. Đừng lề mề, chậm chạp

Cũng dễ hiểu khi mọi người thường thấy nản chí khi phải đối mặt với những nhiệm vụ phức tạp. Nhưng nếu bạn chần chừ, do dự có nghĩa là bạn đang tốn thời gian để kết thúc dự án hay bạn đang làm một việc vô dụng. Khi phải đối mặt với những khó khăn trong môi trường làm việc mới, hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành từng phần công việc. Và nếu công việc vượt quá khả năng, hỏi là một chiêu thức bạn nên sử dụng trong trường hợp này.

 

Vài năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn có thể phải làm quen môi trường làm việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tích cách. Nhưng hãy nhớ rằng, không ai làm mãi một nghề!!. Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn như gia đình, con cái bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn. Bạn sẽ học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here