Mục lục
Trong mỗi chúng ta, đều có những kinh nghiệm những bài học cho riêng mình trên bước đường đạt đến thành công. Đối với riêng tôi, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 5 bài học kinh nghiệm mà tôi cảm thấy quý giá nhất mà chính người sếp đầu tiên, người đã tận tình bảo ban một người trẻ ở những bước chân đầu tiên vào đời. Tôi tin 5 lời khuyên này, sẽ không nhiều thì ít cũng sẽ thay đổi được suy nghĩ và cả sự nghiệp tương lai của bạn.
1. Luôn luôn có “cách thứ 3”
Khi lần đầu tiên bước vào vị trí học việc tại công ty, chị sếp đã yêu cầu tôi tìm cách làm thế nào để truyền thông thương hiệu của mình đến người dùng. Mải miết 10 phút đồng hồ để tìm kiếm trên các kênh mạng truyền thông, tôi nói với chị rằng quả thực chẳng có cách nào cả. Sếp chỉ mỉm cười và nói: “Luôn luôn sẽ có cách thứ 3, em hãy cố tìm thử xem”. Quả không sai, 20 phút sau đó tôi đã tìm ra cách thực hiện.
“Chẳng có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền” Mọi thứ sẽ chẳng đạt được kết quả nếu bạn không thực sự tin. Chỉ khi tin tưởng thì mọi chuyện đều có thể giải quyết một cách ổn thỏa.
2. Chức vụ/Địa vị là vô nghĩa
Làm việc ở một môi trường mới, gặp gỡ những con người mới đầy thành công và hào nhoáng với những chức vụ mà họ đang nắm giữ. Từ đó tôi định nghĩa về thành công chính là có địa vị ở cấp bậc cao.
Nhưng cũng chính người chị, người đã giúp tôi hiểu ra những tham vọng đó thật sự vô nghĩa. Thời gian trôi qua tôi đã dần thấm câu nói đó, danh hiệu hay chức vụ chẳng thể nào đánh giá khả năng của một người. Hãy làm việc với tất cả lòng nhiệt huyết, dùng tâm để làm việc. Điều đó còn tốt hơn nhiều với việc dùng danh hiệu, chức vụ để che đậy bản thân từng ngày một cách mệt mỏi và nhận những đồng lương chẳng hề đáng một cách lén lút.
3. Phần thưởng chẳng bao giờ đủ
Chúng ta chắc hẳn cũng đã từng suy nghĩ về cái đích của thành công là có thật nhiều tiền để có thể đi du lịch vòng quanh thế giới, được xã hội tôn vinh, được mọi người ngưỡng mộ…Nhưng chị lại nói rằng: “Nếu em đánh giá thành công của mình bằng những gì bạn sở hữu thì sẽ chẳng bao giờ là đủ”.
Thật vậy, khi chúng ta đạt được điều gì đó chúng ta lại muốn thêm những thứ khác tốt hơn nữa. Tôi chỉ cần kiếm được 30 triệu là mãn nguyện lắm rồi, nhưng có lẽ chẳng thể nào dừng lại được tham vọng khi chúng ta đạt đến được con số ấy. Cái đích của thành công thật sự đến từ việc bạn cảm thấy hài lòng khi hoàn thành thành được công việc yêu thích và luôn tràn trề cảm hứng để tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn.
4. Những ý tưởng tuyệt vời không đến từ sau bàn làm việc
Tôi và chị, người cấp trên đáng kính đều có những điểm tương đồng và khác biệt rất lớn. Nếu chị là người quen với lịch trình với sự ổn định thì tôi lại thích thú những điều mới mẻ, lạ lùng. Sáng tạo không nằm ở trên bàn làm việc, trước màn hình máy tính hay trong một căn phòng kín chính là điều duy nhất mà cả 2 chúng tôi cùng học được.
Khi các giác quan được tiếp xúc với mọi thứ xung quanh, chúng ta sẽ tìm ra được ý tưởng mới mẻ. Là một người làm ngành marketing, tôi phải không ngừng sáng tạo. Nơi giúp tôi tạo ra những sản phẩm truyền thông tuyệt vời đó chính là những lúc ngắm nhìn đường phố, chạy vài vòng và ngắm nhìn những điều thú vị của cuộc sống. Sáng tạo còn có thể bắt nguồn từ cả những câu chuyện vui cùng bạn bè, đồng nghiệp của mình.
5. Nhận việc trước đi, rồi hãy học cách làm nó
Bạn không phải là một siêu sao, bạn không phải là một nhà bác học để có thể hiểu và hoàn thành “rốp rẻng” một công việc nào đó. Cơ hội không chờ đợi ai cả, nếu có được cơ hội hãy nắm bắt nó rồi học cách làm nó sau.
Dẫu không làm ở công ty cũ cùng với người sếp đáng kính của mình, nhưng nhìn lại những gì tốt đạt được đều là những thành quả góp nhặt từ kinh nghiệm của quá trình làm việc. Phải thật dũng cảm để đồng ý với bất kỳ vấn đề gì, dù là biết hay chưa. Những lúc đó, câu hỏi duy nhất mà tôi phải trả lời là: “Mình có đủ tự tin để tự tìm ra câu trả lời của vấn đề không?”. Đồng ý nghĩa là mở ra cơ hội, câu trả lời chắc chắn sẽ hiện ra sau, nhưng trước mắt, bạn cứ phải đồng ý đến với nó đã.