Các bạn trẻ ngày nay luôn chạy theo tư tưởng là tìm một công việc lương thật cao sau khi ra trường với vài cái bằng cấp hay thành tích đạt được trong 4 năm đại học. Lý do của hiện tượng này được đặt nặng ngay từ trong gia đình về những gánh nặng sau đại học rằng phải kiếm tiền bươn trải, nhiều gia đình cho rằng con của mình chỉ cần nuôi đủ bản thân, ấy vậy mà đôi khi họ lại có khát vọng cao hơn.
Từ những điều đó, tư tưởng phải dành lấy được một công việc để đời, làm ở các công ty lớn luôn là điều mệt mỏi cho những bạn trẻ với tư tưởng thời nay. Bên cạnh đó, áp lực từ xã hội ngày càng nhiều khi mình phải làm vừa lòng người khác, hay phải cân bằng cuộc sống với những khoản chi trả để bươn trải hằng ngày. Nhiều bạn trẻ bỏ đi cái sở thích đam mê của mình để chạy theo, làm sao kiếm ra được một công việc chỉ cần nhiều tiền là được chẳng quan trọng nó có phù hợp hay không.
Chẳng bao lâu, các bạn sẽ bị đào thải bởi chính công việc mà mình đã cố gắng chinh phục bởi lẽ, chẳng phù hợp. Liệu rằng xã hội này quá cầu toàn để biến mỗi công dân thành một cỗ máy kiếm tiền để mỗi ngày làm việc là nỗi cực hình? Bạn kiếm được tiền đó, bạn có thấy vui vẻ không? Chúng ta không bao giờ thỏa mãn, tiền cũng chỉ là con số, tiền mua được niềm vui ngắn hạn, chỉ có làm điều mình thực sự yêu thích mới có thể giữ bạn trụ lâu hơn.
Lấy minh họa ví dụ của ovaltine và milo về chiến dịch đang cạnh tranh gắt gao trong những ngày qua. Milo với chiến dịch chạy theo vô địch thì Ovaltine lại khôn khéo biến nó thành căn bệnh “bệnh thành tích”. Không những nhận được nhiều phản hồi trái chiều mà lượt chia sẻ cũng vượt lên con số chóng mặt với sự tham gia đóng góp ý kiến của những nghệ sĩ đình đám : Lý hải, Huỳnh lập….
Bài học ở đây nói về làm việc yêu thích hay chạy đua theo thành tích. Một biểu tượng của sự vui vẻ khi làm điều mình đam mê và vẻ chán nản khi cầm chiếc cúp vàng trên tay vì mệt mỏi. Con đường làm việc cũng vậy, bạn muốn mình thành con rối để người khác chỉ tay làm việc hay bạn muốn mỗi ngày đi làm của mình đều là ngày nghỉ?
“Chạy theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn”
Một sinh viên ngành Luật thì hối tiếc: “Mình tốt nghiệp ngành Luật vì đam mê nó, thế nhưng khi ra trường, mình lại hăng hái làm công việc môi giới bất động sản. Số tiền kiếm được khiến mình quên mất đam mê trở thành luật sư. Gia đình mình trước đây có điều kiện để xin cho mình một công việc đúng chuyên ngành, vì mình mải kiếm tiền nên đã bỏ qua cơ hội đó. Giờ ngành bất động sản có quá nhiều cạnh tranh, mình không thể kiếm tiền như ý muốn và quay lại làm ngành Luật thì chẳng còn cơ hội. Những kiến thức cũng bị mai một rất nhiều và mình chẳng có kinh nghiệm để xin được một công việc ổn định, tử tế. Trước đây nếu mình xác định đúng hướng, thì có lẽ bây giờ mình đã khá hơn”.
Một cựu sinh viên sư phạm có định hướng rõ ràng: “Tôi học lập trình, nhưng khi ra trường ngành tôi học đã bão hòa, không thể xin được một công việc đúng chuyên môn và có mức lương cao như kỳ vọng. Tôi chấp nhận làm nhân viên kinh doanh bán phần mềm ở một công ty mới mức lương khá. Tôi sẽ tích lũy tiền bạc, vài năm nữa sẽ theo đuổi đam mê lập trình, viết một sản phẩm phần mềm độc đáo và phát triển nó. Vừa kiếm được nhiều tiền vừa thỏa mãn đam mê”.
Sự lựa chọn nào cũng có cái giá của nó. Quan trọng là bạn có chấp nhận cái trả phải trả để đạt được đúng thứ mình muốn hay không. Vậy bạn chọn gì? Công việc yêu thích hay chạy theo công việc lương cao?