Người ta cho rằng xây dựng công ty là xây dựng tất cả các team. Tôi không đồng ý điều này. Tôi đã khám phá ra rằng, việc xây dựng 1 công ty là nhất thiết phải xây dựng về văn hóa. Một team mạnh chưa chắc đã mạnh về văn hóa, một team có nền văn hóa vững chắc thì chắc chắn là một team mạnh.
Rất khó để mọi người có thể định nghĩa về văn hóa. Rất ngạc nhiên khi hầu như không có sự khác biệt về văn hóa giữa các team mà điều khác biệt ở đây là cách suy nghĩ về văn hóa của mỗi người là khác nhau.
Mỗi người nhìn vào các công ty và có những các quan điểm về văn hóa khác nhau – “Google có văn hóa tuyệt vời, HP có văn hóa đẹp”. Khi hỏi một người “Văn hóa là gì?” và làm thế nào để tạo ra nó? Bạn sẽ nhận được vài câu trả lời như văn hóa là giá trị của công ty (khách hàng là trên hết), sứ mệnh (công ty toàn cầu), giải thưởng (quản lý thưởng để giữ chân nhân viên), phụ cấp (miễn phí thức ăn, du lịch không giới hạn), môi trường làm việc (có thế mang chó đến nơi làm việc). Khi hỏi về văn hóa công ty của họ thì bạn sẽ nhận được câu trả lời đơn giản là “tốt hay xấu”.
Kinh nghiệm của tôi là khi bạn khởi nghiệp thì tính cách của bạn sẽ trở thành văn hóa của công ty. Những đồng nghiệp đầu tiên của bạn thường là những người bạn biết hoặc đã làm việc với bạn. Bạn luôn bận rộn với việc xây dựng sản phẩm và thu hút khách hàng mà không quan tâm đến văn hóa công ty. Khi công ty đã phát triển, lúc này bạn mới bắt đầu định nghĩa văn hóa công ty và bạn mong đợi nhân viên của mình sẽ phù hợp với nó.
Bạn luôn cảm thấy không thỏa mái khi yêu cầu nhân viên mới đọc văn hóa của công ty. Bạn đang thật sự mong đợi điều gì? Bạn mong đợi họ sẽ trở thành thành viên của công ty, bạn mong đợi họ sẽ thay đổi tính cách để phù hợp với văn hóa của công ty? Nhưng cuối cùng họ vẫn là họ.
Tôi thường tự hỏi các công ty về công nghệ hay những tập đoàn lớn tại sao họ lại có văn hóa tuyệt vời như vậy? Ví dụ văn hóa về tinh thần doanh nghiệp là gì? Mọi người tham gia, giúp đỡ nhau và luôn giữ tinh thần như vậy. Họ làm việc vất vả để trở thành nhà lãnh đạo và quảng bá sứ mệnh đó. Họ không nhận lương mà còn đóng góp thêm để theo đuổi sứ mệnh của công ty.
Nhân viên được truyền động lực từ niềm tin sâu sắc và niềm vui cá nhân, nó đến rất nhiều từ nhà lãnh đạo của họ chứ không chỉ vì sứ mệnh. Họ yêu thích người lãnh đạo của mình. Nhà lãnh đạo đã truyền cảm hứng, tiếp thêm sức mạnh, kết nối sâu hơn với người nhân viên.
Tôi nhận ra việc xây dựng văn hóa là như thế nào: nhà lãnh đạo sẽ là người dẫn dắt trong môi trường của công ty. Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng bằng hành động chứ không phải lời nói. Nhân viên xem lãnh đạo như những người bình thường.
Văn hóa công ty tuyệt vời khi:
-
Nhân viên được trao quyền.
-
Mặc dù bạn không phải là người nhận lương cao nhất nhưng lại là người chiến thắng khi chứng minh đươc ý tưởng của mình.
-
Khi bạn chứng minh rằng không có nguyên tắc nào dành cho người khác.
-
Khi bạn chứng minh rằng không ai có thể giúp đỡ bạn và không ai có thể ngăn cản được bạn.
-
Khi bạn chứng minh được không có gì quan trọng bằng sự hạnh phúc của khách hàng.
-
Khi bạn chứng minh được sứ mệnh công ty quan trọng hơn lợi nhuận.
-
Khi bạn chứng minh được công ty là một gia đình.
Nguồn: Forbes