Tư duy phản biện là gì? Đánh giá khả năng tư duy phản biện thông qua bài trắc nghiệm

0
2858

Xem thêm:

 

Tư duy phản biện “Critical Thinking” là khái niệm không còn mới mẻ. Thậm chí, nhiều trường đại học uy tín đưa “Tư Duy Phản Biện” vào chương trình giảng dạy như môn học chính quy. Điều này chứng tỏ sự quan trọng của loại năng lực tư duy này trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, tư duy phản biện là quá trình có thể trau dồi và phát triển được. Nó được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau dựa trên suy nghĩ và đánh giá của mỗi người. Vì thế, các bài trắc nghiệm cũng góp phần phân tích tư duy phản biện một cách khách quan hơn.

Tư duy phản biện và hướng rèn luyện tư duy phản biện

Để hiểu rõ về tư duy phản biện, bạn nên tìm hiểu kỹ về định nghĩa của nó. Mỗi khái niệm đều là quan điểm riêng của mỗi người. Tuy nhiên, nền tảng của tư duy phản biện vẫn phải là logic và kiến thức thực tiễn.

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện được định nghĩa là những lập luận dựa trên phân tích, vốn sống và niềm tin của mỗi con người. Nó không phải những nguyên tắc khô cứng được tạo ra theo bất kỳ quy chuẩn nào.

Những người có tư duy phản biện tốt là người biết cách chất vấn các giả thiết được đặt ra. Bằng những lập luận và quan điểm cá nhân, họ có thể bảo vệ suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, tư duy phản biện như một tấm gương phản chiếu lại suy nghĩ của người khác. Bạn có thể biến những dẫn chứng cụ thể thành công cụ để giải quyết vấn đề.

Cách cách trau dồi tư duy phản biện

Học cách lắng nghe và tiếp thu thêm kiến thức

Những nhà chính trị hay các giáo sư đều có tư duy phản biện rất tốt. Họ sử dụng nhận định cá nhân để bảo vệ quan điểm của mình một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận này có sự lắng nghe và thấu hiểu. Có nghĩa là họ không bao giờ phản bác lại ý kiến của người đối diện khi chưa hiểu họ nói gì.

Dựa vào những thông tin mà người đối diện hoặc vấn đề đưa ra, họ lấy dẫn chứng và thuyết phục mọi người. Vì thế, việc lắng nghe và bám sát vào quan điểm của người đối diện cũng là một phần trong tư duy phản biện. Chỉ có tập trung hiểu vấn đề, người phản biện mới có thể tạo ra những lập luận xác đáng.

Tư tin vào quan điểm cá nhân

Những người có tư duy phản biện tốt là những người luôn tự tin với kiến thức và quan điểm cá nhân. Họ sẵn sàng chứng minh mình là đúng bởi họ có hệ thống dẫn chứng chứng minh điều đó.

Quan trọng hơn hết là sự tự tin. Những người này dám nêu lên suy nghĩ của mình trước đám đông và bảo vệ nó.

Tư duy một cách khách quan và không ngại thắc mắc

Đều là phản bác lại những vấn đề không cùng quan điểm, nhưng “cãi cọ” và “phản biện” là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Người phản biện luôn có hệ thống tư duy logic và ứng dụng những hiểu biết để đặt vấn đề. Còn những điều cảm tính đều được bỏ qua và kìm nén lại. Vì thế, nó không giống với việc bạn khăng khăng khẳng định những quan điểm của bạn thân về một vấn đề nào đó.

Bên cạnh đó, muốn có tư duy phản biện tốt, bạn cần tự đặt mình vào nhiều hoàn cảnh để suy nghĩ. Việc đặt ra nhiều câu hỏi và tự tìm lời giải đáp giúp ích cho quá trình rèn luyện tư duy phản biện.

Những câu hỏi theo dạng “Tại sao A mà không phải là B”, “A hay B mới đúng”,… là những lập luận thường gặp trong tư duy phản biện. Vấn đề vào cũng thường tồn tại nhiều mặt. Vì thế, bạn nên cho pháp bản thân suy nghĩ theo nhiều hướng để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Đánh giá khả năng tư duy phản biện thông qua bài trắc nghiệm

Hiện nay, Việt Nam chưa áp dụng phổ biến cách đánh giá khả năng tư duy phản biện thông qua bài trắc nghiệm. Lý do là vì phản biện đề cập đến mọi vấn đề trong cuộc sống. Vì thế, các chuyên gia cũng cảm thấy khó xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm và đáp án trùng khớp.

Tại sao cần các bài trắc nghiệm tư duy phản biện?

Mỗi câu hỏi trong các bài trắc nghiệm tư duy phản biện không phải quy chuẩn cho bất kỳ lĩnh vực nào. Nó thể hiện quan điểm cá nhân nhiều hơn. Nếu như doanh nghiệp áp dụng hình thức tự luận hoặc phỏng vấn để xác định khả năng tư duy phản biện của ứng viên, những vấn đề liên quan tới cảm tính sẽ khiến kết quả bị ảnh hưởng. Nói cách khác, nó thiếu tính khách quan.

Mẫu câu hỏi tư duy phản biện

Những đáp án tưởng chừng như “ba phải” trong các bài trắc nghiệm lại có tác dụng rất lớn để đánh giá tư duy phản biện của ứng viên. Lấy ví dụ một câu hỏi trong đề thi của Đại học Cambridge như sau:

Is it easier for organisms to live successfully in the sea or on land? – “Các sinh vật sống dưới nước hay trên cạn sẽ dễ dàng hơn?”

  • A: Land, because of the lack of the light and oxygen in the sea – “Dưới nước, bởi sự thiếu ánh sáng và không khí dưới biển”
  • B: Sea for some, land for others – “Một số thì sống dưới biển, một số nên sống trên cạn”
  • C: What does “easier” mean? What “does “successful” mean? -” “Dễ dàng và thành công được định nghĩa thế nào?”

Có thể thấy mỗi đáp án thể hiện những quan điểm rất khác nhau. Tư duy phản biện thể hiện ở chỗ họ nhìn nhận “sinh vật” này là những gì và các định nghĩa liên quan được áp dụng theo hướng nào. Câu hỏi thứ nhất thể hiện một người khá có chính kiến, tuy nhiên họ quên mất sinh vật có thể sống cả trên cạn và dưới biển. Đáp án thứ 2 lại cho thấy một người có cách nhìn đa chiều. Cuối cùng, những người chọn đáp án thứ 3 hẳn là những người có tính phản biện cực tốt. Họ cần hiểu rõ các định nghĩa trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Những lợi ích của bài trắc nghiệm đánh giá khả năng tư duy phản biện

Áp dụng trong tuyển dụng nhân sự

Trong tuyển dụng nhân sự, bài trắc nghiệm tư duy phản biện giúp đánh giá năng lực của ứng viên. Một ứng viên thể hiện những ý kiến cá nhân một cách mạnh mẽ là người có cá tính. Bên cạnh đó, họ rất tự tin với kiến thức của mình. Điều này có thể hữu ích cho việc chiêu mộ nhân tài, nhất là các vị trí nhân sự cấp cao.

Những bài trắc nghiệm này cũng mang tính khách quan. Mọi suy luận của bạn sẽ được gói gọn trong các đáp án có sẵn. Các đáp án này sẽ tương ứng với một số điểm hoặc hệ quy chiếu cho người tuyển dụng đặt ra. Vì thế, nó sẽ không làm sai lệch đánh giá kết quả tuyển dụng.

Áp dụng trong quản lý nhân sư

Bên cạnh những lợi ích trong tuyển dụng, bài kiểm tra trắc nghiệm tư duy còn giúp nhân viên trong doanh nghiệp trau dồi năng lực phản biện của mình. Họ có thể ôn luyện theo một số mẫu câu hỏi có sẵn hoặc tăng cường trao đổi thông tin với đồng nghiệp. Điều này giúp tăng sự cạnh tranh và hiệu suất công việc.

Tư duy phản biện là yếu tố “vàng” trong quá trình làm việc của mỗi người. Kỹ năng này ảnh hưởng rất lớn đến sự thăng tiến và phát triển định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, sử dụng các bài trắc nghiệm đánh giá tư duy phản biện cũng là phương pháp sàng lọc nhân viên hiệu quả. Để có được kết quả kiểm tra tốt, bạn cần trau dồi kiến thức thật vững vàng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here