Tư duy phản biện là gì? 7 phương pháp rèn luyện hiệu quả nhất

0
3859

Tư duy phản biện là một trong những khái niệm được nhắc nhiều trong giáo dục hiện nay. Vậy tư duy phản biện là gì? Rèn luyện tư duy phản biện như thế nào là hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển những kỹ năng mềm khác.

Hãy cùng tìm hiểu về 7 phương pháp rèn luyện hiệu quả nhất để hình thành tư duy phản biện cho bản thân nhé!

1. Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện (Critical Thinking) là phương thức tư duy – về bất kỳ chủ đề, nội dung hoặc vấn đề nào – trong đó người suy nghĩ cải thiện chất lượng tư duy của mình bằng cách tiếp nhận một cách khéo léo các cấu trúc vốn có trong tư duy và áp đặt các tiêu chuẩn trí tuệ lên họ.

Đây là một khái niệm phong phú đã được phát triển trong suốt 2.500 năm qua. Thuật ngữ “tư duy phản biện” có nguồn gốc từ giữa cuối thế kỷ 20.

Theo National Council for Excellence in Critical Thinking (1987), Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân.

Có thể bạn quan tâm: Trắc nghiệm tư duy phản biện

tu-duy-phan-bien-la-gi
Tư duy phản biện giúp phát hiện vấn đề, tìm giải pháp khắc phục.

Tư duy phản biện còn có tên gọi khác là tư duy phân tích, sẽ bao gồm quá trình phân tích và đánh giá thông tin. Sau đó, đưa ra được những câu hỏi chất vấn đi ngược lại với giả thiết ban đầu của vấn đề.

Tư duy phản biện được cho là bao gồm việc suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu. Theo đó, tư duy phản biện sẽ không đơn thuần là việc tích lũy thông tin.

Việc thu thập và tiếp nhận các thông tin, các giả thuyết hay tư tưởng sẽ không theo một theo một đường thẳng. Tức là khi nhận được giả thuyết, tư tưởng đó, chúng ta mặc định đó là đúng hoặc là sai mà không phân tích thêm.

Tư duy phản biện hình thành khi có sự đặt những câu hỏi giả định, những phân tích khác so với nhận định ban đầu. Cứ như vậy thông tin được phân tích và đánh giá, tạo thành những nhóm dữ liệu khác nhau được bộ não tiếp nhận.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, người tích lũy nhiều kiến thức chưa chắc là người có tư duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện tốt là người có thể đánh giá, suy luận ra những hệ quả từ những gì đã biết, sử dụng kiến thức có sẵn để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm tòi, mở rộng nhiều khiến cạnh của vấn đề.

Người có tư duy phản biện thường bày tỏ nhiều quan điểm, lập luận và đưa ra những ý kiến khác nhau khi tiếp nhận cùng một vấn đề. Đôi khi những quan điểm này, đi ngược với định hướng, lý lẽ của người khác.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn tư duy phản biện là tranh cãi, chỉ trích lẫn nhau. Tư duy phản biện hướng chúng ta đến việc tìm tòi những khía cạnh khác nhau của vấn đề, vạch ra những sai lầm, thiếu sót để khắc phục, cải thiện. Nhờ có tư duy phản biện mà giúp củng cố những lập luận, dự trù những rủi ro, nâng cao hiệu quả công việc.

Tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết ngay cả giáo dục và công việc. Tư duy phản biện được hình thành và rèn luyện trong thời gian dài.

Tư duy phản biện giúp hình thành thói quen tự chủ trong suy nghĩ, hành động. Nhờ có tư duy phản biện mà chúng ta có thể suy nghĩ chủ động hơn, tìm tòi và khám phá được nhiều khía cạnh mới trong cuộc sống.

2. Các loại tư duy phản biện

Tâm lý học chia tư duy phản biện thành 2 loại: Tư duy phản biện tự điều chỉnh và Tư duy phản biện ngoại cảnh.

Theo đó, tư duy phản biện tự điều chỉnh là quá trình bản thân mỗi chúng ta tự tranh luận với những quan điểm khác nhau với quan điểm chủ quan ban đầu của chính mình trong nội tâm.

Từ đó, tự đánh giá, tự phản bác nhận định, cuối cùng tự hoàn thiện và đưa ra nội dung phản biện hoàn chỉnh, điều chỉnh lại quan điểm của mình cho đúng. Và quá trình này hoàn toàn diễn ra trong nội tâm mỗi người.

Trong khi đó, tư duy phản biện ngoại cảnh thì lại khác. Tư duy phản biện ngoại cảnh được hình thành nhằm giải quyết những quan điểm, ý kiến trong một cộng đồng cá thể.

Những quan điểm này có thể sai lệch do với chân lý. Nhờ có tư duy phản biện ngoại cảnh mà giúp cộng đồng tự nhận thức, đánh giá và phản biện lại những quan điểm sai lệch, cuối cùng đưa ra thông tin đúng.

3. 7 Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Tư duy phản biện luôn được nhắc đến như một trong những kỹ năng quan trọng cần có của người lao động. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện? Sau đây là 7 phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả nhất:

3.1. Đánh giá mọi việc khách quan

Suy nghĩ chủ quan là một trong những rào cản lớn nhất của tư duy phản biện. Chính vì thế, để xây dựng tư duy phản biện đừng bao giờ giải quyết các vấn đề theo hướng cảm tính, cũng như mang cái tôi cá nhân vào đó. Vì khi đó vấn đề sẽ không được mở rộng, chúng ta dễ mắc sai lầm và việc phân tích, giải quyết không triệt để.

Thế nên, để rèn luyện tư duy phản biện hay đánh giá mọi việc khách quan suy nghĩ mọi thứ theo hướng cá nhân. Thay vì góc nhìn chủ quan hãy mở rộng suy nghĩ theo hướng khách quan trong mọi việc. Nhờ vậy, vấn đề mới được xem xét một cách logic nhất, cũng như hạn chế rào cản trong phản biện.

3.2. Đánh giá từ những câu hỏi đơn giản

Đừng bao giờ bỏ qua những câu hỏi, vấn đề đơn giản vì chính từ việc phân tích chúng, bạn đang dần xây dựng lối suy nghĩ chủ động, rèn luyện tư duy phản biện. Từ việc đánh giá các câu hỏi đơn giản sẽ nâng cấp dần lên đánh giá những câu hỏi phức tạp.

3.3. Đưa ra những câu hỏi giả định

luon-dat-cau-hoi-trong-moi-truong-hop
Luôn đặt câu hỏi giả định trong mọi trường hợp.

“Hãy biết hoài nghi tất cả” – đó là lời khuyên của K.Marx chứa đựng phương pháp rèn luyện tư duy phản biện. Việc hoài nghi và đặt nghi vấn cho bất cứ thông tin nào và trả lời những câu hỏi đó chính là một trong những biết đánh giá, thẩm định thông tin.

Trong quá trình học tập, làm việc, bạn hãy thường xuyên đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi. Nhờ luôn đặt câu hỏi giả định, mọi vấn đề đều được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, giải quyết một cách toàn diện, không bị bỏ sót.

3.4. Đảo ngược vấn đề

Tương tự như đặt câu hỏi giả định, đảo ngược vấn đề cũng là một cách rèn luyện tư duy phản biện. Mặc dù, vấn đề được đảo ngược chưa chắc đã đúng nhưng có thể giúp phát hiện ra các lỗ hổng của vấn đề. Từ đó, việc xem xét, đảo ngược vấn đề có thể giúp tìm kiếm giải pháp mới, cũng như củng cố lập luận được đưa ra.

3.5. Đừng chấp nhận những kết quả của người khác trước khi bạn tự kiểm tra

Chấp nhận những kết quả có sẵn, học một cách thụ động sẽ khiến mài mòn tư duy phân tích của bạn. Chính vì thế, đừng bao giờ chấp nhận một kết quả trước khi tự mình kiểm tra.

Chẳng hạn như trong học tập, một ví dụ cụ thể là việc làm theo sách giải, văn mẫu. Có thể thấy, khi chưa tự tìm cách giải mà chúng ta đã sử dụng phương pháp có sẵn trước đó thì sẽ không hiểu rõ cốt lõi vấn đề, bị phụ thuộc vào lối mòn và không tìm được ra cách giải tốt hơn, sáng tạo hơn.

3.6. Kết luận vấn đề qua các bằng chứng thực tế

Trước khi kết luận một vấn đề phải được đưa ra những luận chứng, dẫn chứng dựa trên thực tế. Lập luận mà không có bằng chứng thực tế thì khó thuyết phục được người khác. Thậm chí, bạn dễ đi nhầm vào việc kết luận theo cảm tính.

Khi chúng ta giải quyết vấn đề và đưa ra một kết luận nào đó thì phải tập thói quen tìm kiếm bằng chứng thực tế để bảo vệ ý kiến đó.

3.7. Hiểu được rằng đa số mọi người đều thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện không phải tự nhiên mà có. Đa số hiện nay, thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện. Chính tâm lý thụ động, lười đổi mới, ngăn chặn việc hình thành tư duy phản biện.

4. Gợi ý 3 cuốn sách hay về tư duy phản biện

Rèn luyện tư duy phản biện là một quá trình lâu dài. Là một học sinh, sinh viên hay là một người đi làm, bạn đều cần có tư duy phản biện. Với 3 cuốn sách này, bạn sẽ hiểu hơn và có cái nhìn khái quát hơn về các phương pháp rèn luyện tư duy phản biện.

4.1. Cẩm nang tư duy phản biện: Khái niệm và công cụ (Critical thinking: Concept and Tools)

sach-cam-nang-tu-duy-phan-bien
Cẩm nang tư duy phản biện.

Đây là cuốn sách của tác giả Richard Paul, Linda Elder. Đây là cuốn sách với nội dung ngắn chỉ cô đọng trong 46 trang nhưng chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc. Trong sách, có những quy tắc mà chúng ta có thể áp dụng cụ thể.

Tuy nhiên, điểm trừ của sách là còn khá nặng về lý thuyết. Sách sẽ phù hợp hơn những bạn chuyên ngành Tâm lý, có kiến thức về khái niệm tư duy, muốn phát triển hơn, tìm hiểu sâu về tư duy phản biện.

4.2. Tư duy nhanh và chậm (Thinking fast and slow)

sach-tu-duy-nhanh-va-cham
Tư duy nhanh và chậm

Tư duy nhanh và chậm là cuốn sách nổi tiếng của Daniel Kehlmann. Đây là tác giả đạt giải Nobel Kinh tế năm 2002. Cuốn sách nói về tư duy về tính hợp lý và tính phi lý. Đây là một cuốn sách dễ hiểu, bổ ích cho mọi người để rèn luyện tư duy phản biện.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn chứa đựng hàng loạt những thí nghiệm cụ thể cũng như nhiều sự thật thú vị để các bạn khám phá chính bản thân, những điều mà chính chúng ta không biết hoặc không muốn biết.

Sách về kinh tế nhưng chứa đựng các kiến thức tâm lý học bổ ích. Cuốn sách vừa mang kiến thức hàn lâm vừa mang kiến thức thực tế, chính vì thế rất dễ hiểu và vui nhộn. Bạn không bị nhàm chán nếu đọc cuốn sách này.

4.3. Lối mòn của tư duy cảm tính

sach-loi-mon-cua-tu-duy-cam-tinh
Lối mòn của tư duy cảm tính.

Lối mòn của tư duy cảm tính là cuốn sách tác giả Ori Brafman – Rom Brafman đang muốn cảnh báo về tình trạng báo động của phương pháp tư duy, chỉ ra những sai lầm nói chung và việc rèn luyện tư duy phản biện nói riêng.

Cuốn sách chứa nhiều nhận định khách quan về tư duy, không quá đè nặng lý thuyết thuật ngữ nên dễ dàng tiếp cận với độc giả hơn. Nhờ việc chỉ ra những lối mòn của tư duy cảm tính, tác giả giúp chúng ta tránh mắc sai lầm đồng thời đưa ra những phương pháp để xây dựng tư duy phản biện.

Đây không phải là một cuốn sách dễ hiểu nhưng cũng không quá hàn lâm, học thuật. Đây là một cuốn sách đáng suy ngẫm, giúp bạn mày mò, nghiên cứu và liên tưởng. Cuốn sách không chỉ giúp chúng ta có sự thay đổi quan hệ về thế giới xung quanh, với bạn bè, người thân, đồng nghiệp mà còn giúp thay đổi cách tư duy của bản thân.

Tóm lại, tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết cho tất cả mọi người. Hy vọng những chia sẻ trên của Jobtest sẽ giúp bạn tìm được phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả cho bản thân.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here