Trắc nghiệm Tư Duy Phản Biện
đ
210,000đ
Tư Duy Phản Biện thật sự quan trọng cho tất cả các lĩnh vực. Phù hợp với nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Quá trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.
Khả năng Tư Duy Phản Biện - Critical thinking
Tư Duy Phản Biện liên quan đến việc phân tích thông tin một cách khách quan và đưa ra nhận định hợp lý. Tư Duy Phản Biện yêu cầu việc đánh giá nguồn thông tin, dữ kiện, thực tế, hiện tượng quan sát được và kết quả khảo sát
Đặc điểm của Tư Duy Phản Biện
Không quá khó để nhận ra các đặc điểm của tư duy phản biện. Người có Tư Duy Phản Biện thường có khả năng:
- Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm
- Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận
- Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận
- Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng
- Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác
Người có tư duy phản biện tốt thường có khả năng suy luận ra những kết quả từ những gì họ biết. Bên cạnh đó còn biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Các kỹ năng cần có của Tư Duy Phản Biện
Các kỹ năng cốt lõi của Tư Duy Phản Biện là: quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích và tiếp nhận tổng hợp. Dựa trên đánh giá của các chuyên gia về hành vi của một người tư duy phản biện mạnh mẽ thì sẽ hết sức chú trọng tới:
-
Chứng minh qua quan sát, bối cảnh
-
Các tiêu chí quan trọng và cần thiết để có một nhận định đúng
-
Những phương pháp có thể áp dụng được hay kỹ thuật xây dựng nhận định
-
Cơ cấu lý thuyết có thể áp dụng được để hiểu những vấn đề và câu hỏi
Ngoài việc sở hữu kỹ năng Tư Duy Phản Biện mạnh mẽ, bạn cần phải chuẩn bị để sẵn sàng sử dụng những kỹ năng này khi gặp vấn đề. Tư duy phản biện vận dụng không chỉ tri thức về logic mà còn những tiêu chí khác. Chẳng hạn như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu và tầm rộng, cũng như sự quan yếu và tính công bằng.
Tại sao các nhà tuyển dụng lại ưu tiên các ứng viên có Tư Duy Phản Biện tốt?
Họ muốn các ứng viên có thể đánh giá một tình huống với Tư Duy Logic và đưa ra giải pháp tốt nhất cho các vấn đề. Các nhân viên với tư duy phản biện thường không cần quá nhiều sự theo sát hoặc “cầm tay chỉ việc” mà rất chủ động và luôn có phương án tốt nhất.