Bạn đang quan tâm về bài trắc nghiệm tư duy hệ thống? Xem ngay câu hỏi và báo cáo mẫu của JobTest để hiểu hơn về bài trắc nghiệm này nhé.
Bạn đang quan tâm về bài trắc nghiệm tư duy hệ thống?

Bài đánh giá khả năng tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống (system thinking) là khả năng giải quyết các vấn đề trong một hệ thống phức tạp. Tư duy hệ thống có thể được ví như “vũ khí” quan trọng khi đề cập tới những vấn đề hóc búa nhất trong cuộc sống và công việc thường ngày, tư duy hệ thống có giá trị thực tế dựa trên nền tảng lý thuyết chắc chắn.

Thành phần cấu tạo Tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống bao gồm bốn thành phần:

  • Tư duy theo mô hình: hiểu vấn đề qua việc mô hình hóa.
  • Tư duy theo tương quan: tư duy được tiếp cận theo cấu trúc hệ thống, tương quan.
  • Tư duy động: tư duy theo các tiến trình động
  • Chỉ đạo hệ thống: giúp cho việc quản lý hệ thống thực hành và hệ thống kiểm soát.
Thành phần cấu tạo Tư duy hệ thống

Tư duy theo mô hình

Thay vì giải quyết vấn đề thực tế thì tư duy theo hệ thống sẽ mô hình hóa chúng. Bạn sẽ xử lý vấn đề theo mô hình. Tuy nhiên tư duy theo mô hình cũng chứa đựng khả năng xây dựng mô hình. Mô hình phải được xây dựng, chỉnh sửa và phát triển thêm.

Khả năng xây dựng mô hình và phân tích mô hình phụ thuộc một phần lớn vào công cụ sẵn có để mô tả các mô hình này. Điểm mấu chốt của tư duy hệ thống là chọn một dạng biểu diễn thích hợp. 

Tư duy theo tương quan

Người phương Tây thường rất giỏi trong cách lập luận nguyên nhân - kết quả. Các quan hệ nếu - thì là những khối xây dựng cơ bản của tâm trí để hiểu mọi điều. Nền tảng của cách tư duy này là phác họa chính xác giữa nguyên nhân và kết quả. Để giải thích một hiện tượng bạn phải tìm "nguyên nhân" của nó. Tương phản với cách tư duy này trong mối quan hệ nguyên nhân kết quả, có thể được gọi là tư duy chức năng hay tư duy tuyến tính hay còn gọi chung là tư duy theo tương quan.

Tư duy theo tương quan là một cách tư duy có tính tới các hậu quả gián tiếp và trực tiếp. Mạng lưới các nguyên nhân và kết quả, quá trình phản hồi được phát triển thành các cấu trúc như vậy qua thời gian. 

Tư duy động

Tư duy động là nhìn sự vật trong chuỗi thời gian từ quá khứ, hiện tại và đến tương lai để thấy sự thay đổi, vận động liên tục của sự vật hiện tượng. Thay vì chờ đợi, người sở hữu tư duy động thường có xu hướng hành động, chủ động tạo ra kết quả - điều hết sức cần thiết để gặt hái thành công trong kinh doanh. Khi tập trung vào điều mình có thể kiểm soát, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về tương lai

Chỉ đạo hệ thống

Trong hệ thống xã hội thường không thể thay đổi hành vi của người khác một cách trực tiếp được. Bạn chỉ có thể thay đổi hành vi của chính mình. Cũng tương tự như vậy, trong một hệ thống kinh tế, người sản xuất thường không điều khiển trực tiếp thị trường. Các hoạt động thị trường thường là các hoạt động của phía cung cấp để hấp dẫn phản ứng ham muốn của phía nhu cầu.

Tại sao tư duy hệ thống lại có giá trị?

Tư duy hệ thống đòi hỏi nhìn sự vật trong góc nhìn rộng, toàn diện, với mối tương quan với môi trường. Đây là loại tư duy vận động, liên tục phát triển, tư duy hệ thống cung cấp bức tranh chính xác hơn về thực tế, để có thể sử dụng các lực tự nhiên của hệ thống đạt tới kết quả mong muốn. Việc tích hợp nguyên tắc tư duy hệ thống vào quản trị đem lại 4 lợi ích lớn:

  • Hiểu bức tranh tổng thể
  • Tác động nhanh để giải quyết các vấn đề
  • Thích ứng nhanh
  • Đổi mới nhanh chóng
Tại sao tư duy hệ thống lại có giá trị?